Cứu sống 2 bệnh nhi suy thận giai đoạn cuối
Bệnh nhi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống nhờ ghép thận là cháu Bùi Bảo Nguyên (6 tuổi, quê Thái Nguyên), bị suy thận giai đoạn cuối.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Hương – Trưởng Khoa Thận, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cháu Bảo Nguyên được phát hiện suy thận từ khi mới 10 tháng tuổi, cháu chỉ có duy nhất một quả thận bên phải và quả thận này bị thiểu sản.
Bên cạnh đó, bệnh nhi còn bị chậm phát triển thể chất do suy thận mạn nên dù đã được điều trị bằng hooc môn tăng trưởng nhưng đến nay, đã 6 tuổi cháu cũng chỉ nặng 13,5kg; cao 100cm.
Các bác sĩ đang tiến hành nội soi lấy thận từ người cho để ghép cho bệnh nhi. |
Mặc dù đã được các bác sĩ điều trị bảo tồn từ khi mới 10 tháng tuổi nhưng ngày 28/8 vừa qua, bệnh nhi có dấu hiệu tăng kali máu, mức lọc cầu thận giảm thấp và được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối.
Các bác sĩ đã tiến hành thẩm phân phúc mạc đồng thời tiến hành hội chẩn và có chỉ định cho bệnh nhân ghép thận. May mắn sau một thời gian làm các xét nghiệm, cháu Nguyên có mẹ là người phù hợp để hiến thận.
Ngày 15/9, bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật ghép thận. Trong quá trình ghép, kíp phẫu thuật được chia làm 2 nhóm khác nhau, tiến hành song song để bảo đảm thận lấy ra phải được ghép kịp thời.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Anh Dũng – Trưởng Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khó khăn trong quá trình phẫu thuật mà các bác sĩ gặp phải chủ yếu là do chiều cao, cân nặng của bệnh nhi thấp, hố chậu còn quá nhỏ nên các bác sĩ không thể đặt thận vào hố chậu như các trường hợp khác mà phải tiến hành đặt thận vào ổ bụng. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi sự phối hợp vô cùng chặt chẽ của cả ê kíp.
Ca phẫu thuật kéo dài nhiều giờ đồng hồ đã cho kết quả tốt đẹp. Sau ghép 4 ngày, tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt, tỉnh táo, ăn uống tốt, tiểu nhiều (300-400ml/giờ), chức năng thận trở về bình thường. Ngày 26/9, bệnh nhi được ra viện.
Trước đó, cháu Hoàng Minh Sang (15 tuổi, quê Hà Nam) mắc suy thận mãn giai đoạn cuối, cũng đã được tiến hành ghép thận thành công ngày 26/8 vừa qua.
Chặng đường "chiến đấu" với bệnh tật đầy gian nan của cháu Sang bắt đầu ngay từ khi mới lọt lòng do sau sinh, cháu bị hoại tử bàng quang, phải phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng một đoạn ruột, khiến bàng quang bị mất chức năng.
Sau đó một thời gian, các bác sĩ lại phát hiện cháu có van niệu đạo sau nên chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt van. Đến năm 2017, cháu Sang bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hương, việc thực hiện chạy thận giúp người bệnh duy trì sự sống nhưng chất lượng cuộc sống của trẻ rất thấp, chế độ ăn uống kiêng khem thường khiến trẻ còi cọc chậm lớn, kèm theo rất nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng như cao huyết áp, suy tim... Nếu người bệnh được thực hiện ghép thận, chất lượng cuộc sống có thể gần được như trẻ bình thường và sự phát triển thể chất giống như trẻ bình thường.
Tuy nhiên, với những trường hợp bàng quang bị mất chức năng như cháu Sang, các bác sĩ thường rất đắn đo khi chỉ định ghép thận, bởi nếu người bệnh không được tập huấn và hướng dẫn kĩ lưỡng việc đặt sonde tiểu sau ghép (tự đặt sonde qua niệu đạo vào bàng quang, 2 tiếng/lần để giải phóng nước tiểu, tránh ứ động nước tiểu trong bàng quang), nguy cơ hỏng thận mới là rất cao.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã mạnh dạn chỉ định ghép thận cho bệnh nhân Sang, đồng thời tập huấn kĩ càng cho cháu cách tự đặt sonde tiểu, tránh để nhiễm trùng đường tiết niệu.
“Trong ca ghép diễn ra ngày 26/8, khó khăn trong quá trình ghép thận cho bệnh nhi cũng là một thách thức lớn do thận của người cho có bất thường mạch máu cả 2 thận. Sau khi nối mạch thận, các bác sĩ không thực hiện trồng niệu quản vào bàng quang được mà phải nối niệu quản người cho vào niệu quản người nhận” – bác sĩ Lê Anh Dũng cho biết.
Nhờ được chuẩn bị kỹ càng, ca ghép diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên công tác chăm sóc hậu phẫu vẫn được các bác sĩ chú trọng đặc biệt. Một tháng sau khi ra viện, cháu Sang tái khám với tình trạng sức khỏe tốt, chức năng thận ổn định, không có tình trạng nhiễm trùng tiết niệu.
Được biết, tính đến nay, đã có 33 ca ghép thận được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mở ra cánh cửa sự sống cho nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40