Choáng với iPhone 7, Galaxy S8+ giá... 3 triệu được rao bán tràn lan
Camera kép khác gì so với camera đơn thông thường? | |
Màn hình hiển thị Galaxy S8 đẹp hơn hẳn iPhone 7 |
Hiện tại iPhone 7 và Galaxy S8/S8+ đang là những mẫu smartphone cao cấp và đắt tiền nhất tại thị trường Việt Nam. iPhone 7 có giá khởi điểm 18,8 triệu đồng cho phiên bản ổ cứng 32GB, trong khi đó Galaxy S8 cũng vừa chính thức ra mắt trên thị trường Việt Nam với mức giá 18,5 triệu đồng, còn phiên bản cỡ lớn Galaxy S8+ cũng có giá lên đến 20,5 triệu đồng.
Mặc dù bộ đôi Galaxy S8/S8+ dự kiến phải đến tháng 5 mới chính thức đến tay người dùng Việt Nam, nhưng nếu muốn, người dùng trong nước đã có thể mua được những chiếc smartphone Galaxy S8, với mức giá chỉ... chưa đến 3 triệu đồng. Không chỉ vậy, các phiên bản iPhone và iPhone 7 Plus cũng đang được rao bán với mức giá chỉ khoảng 2,5 triệu đồng.
Sản phẩm với tên gọi Galaxy S8 edge, có thiết kế giống Galaxy S8, nhưng được rao bán chỉ 2,9 triệu đồng |
Hiện tại nhiều cửa hàng điện thoại di động đang chào bán các mẫu smartphone cao cấp với giá rẻ giật mình, mà theo các cửa hàng này đây là các sản phẩm... xách tay từ thị trường Đài Loan. Tuy nhiên, không quá khó để nhận ra đây chỉ là những mẫu sản phẩm được nhái một cách hết sức tinh vi.
Về thiết kế bên ngoài, các mẫu Galaxy S8 hay iPhone 7 đang được rao bán có thiết kế không khác biệt gì so với các sản phẩm thật, tuy nhiên nếu tinh ý có thể nhận ra được điểm khác biệt. Chẳng hạn với các mẫu Galaxy S8 đang được rao bán, thay vì tên gọi Galaxy S8 hay S8+ (tên gọi chính thức 2 mẫu smartphone mới của Samsung) thì sản phẩm đang được rao bán lại có tên gọi... Galaxy S8 edge, phiên bản mà Samsung chưa hề tung ra thị trường.
Có vẻ như các hãng sản xuất điện thoại nhái đã “đón đầu” thị trường khi ra mắt mẫu sản phẩm nhái ngay cả khi Samsung chưa tung ra sản phẩm thật dựa vào các thông tin và hình ảnh bị rò rỉ trên Internet của sản phẩm, tuy nhiên không ngờ rằng Samsung lại không tung ra phiên bản Galaxy S8 edge như các hãng này vẫn dự đoán.
Trong khi đó, với những chiếc iPhone nhái, nếu chỉ nhìn thiết kế bên ngoài và giao diện hệ điều hành bên trong rất khó để có thể nhận ra đây là hàng nhái. Tuy nhiên, khi kiểm tra cấu hình của sản phẩm sẽ thấy những chiếc smartphone này được trang bị chip MediaTek của Trung Quốc, thay vì chip A10 do chính Apple phát triển. Hệ điều hành trên sản phẩm cũng là nền tảng Android với giao diện giả lập giống hệt iOS.
Dĩ nhiên, để có thể biết được thông tin về tên gọi Galaxy S8 edge hay để kiểm tra cấu hình thực sự của những chiếc iPhone 7 nhái đòi hỏi người dùng phải có những kiến thức nhất định về công nghệ, do vậy không ít người dùng không nhận ra được đây là sản phẩm giả mạo nên đã bị “mắc bẫy” của các cửa hàng kinh doanh, khi chủ cửa hàng luôn khẳng định đây là những sản phẩm thật được xách tay từ Đài Loan nên có mức giá rẻ và ưu đãi hơn sản phẩm chính hãng.
iPhone 7 Plus phiên bản đỏ, giảm giá từ 4,3 triệu xuống còn 2,7 triệu đồng |
Để tăng thêm tính “hấp dẫn” cho các sản phẩm được rao bán, chủ cửa hàng còn đưa ra nhiều chương trình quà tặng khuyến mãi như tặng sạc dự phòng, tặng tấm dán màn hình, ốp lưng... khi mua các sản phẩm nhái kể trên. Tuy nhiên, khách hàng khi đặt sản phẩm sẽ phải đặt cọc số tiền từ 100 đến 500 ngàn đồng và hứa sẽ trừ tiền khi nhận sản phẩm thực tế.
Có nên mua những sản phẩm nhái này?
Sự ra đời của những sản phẩm nhái giá rẻ nhằm đánh vào tâm lý của không ít người, đặc biệt là giới trẻ, muốn sở hữu những chiếc smartphone cao cấp nhưng lại có điều kiện kinh tế không mấy dư dả.
Tuy được quảng cáo là hàng xách tay từ Đài Loan, nhưng trên thực tế các mẫu smartphone nhái này chủ yếu đều có xuất xứ từ Trung Quốc, với nguồn gốc hãng sản xuất không được rõ ràng. Do vậy, việc mua những chiếc smartphone nhái này tiềm ẩn nhiều nguy cơ với người dùng, trong đó có thể kể đến việc sản phẩm được cài đặt sẵn mã độc để theo dõi nhằm lấy cắp các thông tin cá nhân của người dùng.
Ngoài ra, việc nguồn gốc không rõ ràng đồng nghĩa với việc các tiêu chuẩn sản xuất không đáp ứng được, điều này tiềm ẩn nguy cơ sự cố gặp phải trên nguồn điện và pin, có thể dẫn đến những tai nạn cháy nổ do lỗi pin hoặc nguy hiểm hơn rò rỉ điện trong lúc cắm sạc có thể gây giật điện cho người dùng.
Bên cạnh đó, việc đặt cọc tiền để mua hàng tại các cửa hàng không có uy tín cũng có thể khiến người dùng bị mất tiền mà không nhận được sản phẩm.
Từ những điều trên, lời khuyên được đưa ra đó là tuyệt đối không mua những sản phẩm nhái, trôi nổi không rõ nguồn gốc vì những an toàn cho bản thân và tránh phải trường hợp “tiền mất, tật mang”.
Theo Phạm Thế Quang Huy/ Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06