Chấn chỉnh sở hữu chéo trong giáo dục, dạy nghề

LĐTĐ -Ở Việt Nam, tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống các trường, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) rất phức tạp, đã phát sinh tình trạng đào tạo "hai mang" và nguồn lực ảo trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh khiến cơ quan quản lý khó kiểm soát.

Sở hữu chéo trong hoạt động đào tạo là việc có một nguồn lực (cơ sở vật chất, giáo viên…) nhưng lại được đầu tư, xác định ở hai nơi. Ở Việt Nam, tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống các trường, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) rất phức tạp, đã phát sinh tình trạng đào tạo "hai mang" và nguồn lực ảo trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh khiến cơ quan quản lý khó kiểm soát.

Sinh viên thực hành tại Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.
Sinh viên thực hành tại Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.

Theo Thạc sĩ Đỗ Hữu Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn, hiện nay hệ thống đào tạo của Việt Nam do hai cơ quản lý: Bộ GD-ĐT quản lý các hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), ĐH, CĐ. Bộ LĐ-TB&XH quản lý các hệ đào tạo như dạy ngắn hạn, trung cấp nghề (TCN) và cao đẳng nghề (CĐN). Việc giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho các trường do cả hai cơ quan quản lý cho phép nên dẫn tới các trường có thể dùng một nguồn lực của mình để đảm nhận hai trọng trách là vừa đào tạo theo nhiệm vụ của mình, vừa có thể đào tạo… nghề. Sự chồng chéo này dẫn tới tình trạng sở hữu chéo trong giáo dục, các trường mở các hệ đào tạo tràn lan nên khó kiểm soát được năng lực và chất lượng đào tạo. Có trường ĐH, CĐ vừa đăng ký mã ngành bên Bộ GD-ĐT, vừa đăng ký bên Bộ LĐ-TB&XH; có trường ĐH, CĐ đăng ký đào tạo nhiều cấp từ ĐH, CĐ đến TCCN; trường ĐH, CĐ mở thêm một trường trung cấp "con". Nhiều trường ĐH, CĐ chỉ có một nguồn lực (cơ sở vật chất, giáo viên…) nhưng lại được xác định và báo cáo ở cả Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB&XH.

Theo Phó Hiệu trưởng của một trường cao đẳng tại TP Hồ Chí Minh, tình trạng trên dẫn tới sự phân tán trong quản lý giáo dục. Mặc dù, Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB&XH đã "bắt tay" nhằm nâng cao chất lượng học sinh trung cấp nghề, bảo đảm đáp ứng yêu cầu mới của xã hội, nhưng khó khăn tồn tại vẫn là sự không thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp dẫn đến công tác dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động chưa hiệu quả. Chưa hết, theo quy định Luật Giáo dục, các trường phải công khai chi tiết về diện tích sàn xây dựng dành cho đào tạo ĐH, CĐ, TCCN…; có bao nhiêu giáo viên dành cho dạy ĐH, CĐ, bao nhiêu dành cho dạy nghề? Tuy nhiên với tình trạng sở hữu chéo, "đào tạo hai mang"… nêu trên, không dễ gì để các trường công khai chính xác mà nếu có thì cũng khó mà quản lý. Đáng lưu ý, tình trạng các trường TCN hiện nay không thu hút được học viên còn có nguyên nhân bởi sự sở hữu chéo dẫn tới thiếu thống nhất trong quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ, TCCN và cơ sở dạy nghề cả nước. Chưa kể khung giáo trình cũng không thống nhất, chồng chéo dẫn tới chất lượng "tay nghề" của học viên chưa cao. Cụ thể, trường trực thuộc Bộ GD-ĐT có đào tạo nghề thì áp dụng khung giáo trình do Bộ này ban hành. Còn trường nghề thuộc Bộ LĐ-TB&XH, tất nhiên, sẽ áp dụng khung giáo trình do bộ chủ quản ban hành.

Giải pháp nào để giải quyết tình trạng trên? Theo các chuyên gia giáo dục, trước tiên, Bộ GD-ĐT cần phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH kiểm soát chặt chỉ tiêu đăng ký theo các tiêu chí bảo đảm chất lượng của các trường, kiên quyết không để tình trạng sở hữu chéo nguồn lực xảy ra. Tiếp đến phải sớm chấm dứt tình trạng "đào tạo hai mang". Trường ĐH, CĐ nào muốn đăng ký dạy nghề bên Bộ LĐ-TB&XH thì không được đào tạo hệ ĐH, CĐ chuyên nghiệp. Trường nào đủ điều kiện về cơ sở vật chất muốn nâng cấp lên ĐH (hoặc CĐ) thì không được đào tạo hệ CĐ (hay trung cấp) nữa. Đối với các trường "bồng" thêm một trường con thì phải tách biệt đội ngũ giáo viên, đặc biệt là về cơ sở vật chất, không để "hai trong một". Việc chấn chỉnh này cũng là giải pháp thực hiện việc đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề từ trung ương đến địa phương theo quyết định của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Nên xem

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.

Tin khác

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Người nổi tiếng tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý

Người nổi tiếng tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, không ít người nổi tiếng, nghệ sĩ đã tham gia giới thiệu, mời chào hoặc quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi cũng như gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng điều trị bệnh dù chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.
Sắp diễn ra Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Techfest Quảng Nam 2024, từ 14/5 đến 18/5/2024, tỉnh Quảng Nam, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức chuỗi các chương trình trong Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024.
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học

(LĐTĐ) Các nhà trường cần tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh ứng phó, phòng chống, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; nâng cao hiệu quả thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa, quy chế dân chủ trong nhà trường.
Khởi động chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Khởi động chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tổ chức Lễ khởi động chương trình ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, trên truyền hình và ứng dụng đa phương tiện HANOI ON.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng Giỗ Tổ Hùng Vương, giữ gìn bản sắc dân tộc

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Giỗ Tổ Hùng Vương, giữ gìn bản sắc dân tộc

(LĐTĐ) Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công ơn to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn là cơ hội để mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên.
Xem thêm
Phiên bản di động