Bị 50 ổ sán trong não: Chỉ vì ăn tiết canh
Sán não lại tưởng động kinh
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) cho biết, bệnh nhân nam giới 58 tuổi ở Cao Lộc, Lạng Sơn được đưa đến viện hôm 12/5. Theo người nhà bệnh nhân kể, 4 ngày trước nhập viện bệnh nhân cũng đã xuất hiện tình trạng này. Đáng lưu ý là bệnh nhân rất hay ăn món lòng lợn tiết canh và rau sống nên các bác sĩ đã nghĩ ngay đến nguy cơ mắc sán não. “Đúng như phỏng đoán, kết quả chụp CT sọ não của bệnh nhân chúng tôi phát hiện nhiều ổ sán trong não. Trên hình ảnh chụp CT, mỗi lát cắt chụp đã phát hiện 4 – 5 ổ sán não, tính chung trong não người bệnh lên đến trên dưới 50 ổ sán. Đây là căn nguyên dẫn đến bệnh nhân bị lơ mơ, xuất hiện cơn co giật do sán làm tổ trong não. Điều này khiến gia đình lúc đầu cứ ngỡ bệnh nhân bị động kinh”- BS Cấp nhấn mạnh.
TS Nguyễn Như Lâm, Trưởng khoa Vi rút - Kí sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho biết, bệnh nhân này là trường hợp điển hình mắc căn bệnh sán não. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận và điều trị 30- 40 bệnh nhân mắc bệnh này. Phần lớn bệnh nhân nhiễm sán não có biểu hiện đau đầu kéo dài, thậm chí có co giật, điều trị tại tuyến cơ sở nhiều tháng, có khi nhiều năm không đỡ với chẩn đoán đau đầu, động kinh, nhất là ở tuyến y tế cơ sở.
TS Lâm cho biết thêm, nguy cơ mắc sán lợn cao khi ăn iết canh lợn, thịt lợn chưa nấu chín. Những con lợn mà dân gian vẫn hay gọi là “lợn gạo” thực chất là lợn bị nhiễm sán. Bản chất hạt gạo trong con lợn là nang ấu trùng của sán. Khi ăn phải thịt lợn gạo nấu chưa chín, ăn tiết canh, nang ấu trùng nở ra, phát triển trong cơ thể để trở thành sán dây trưởng thành và gây bệnh. Hình thức nhiễm sán lợn thứ hai, đó là khi con lợn nhiễm sán thải phân ra ngoài kèm theo trứng sán. Nếu người nuốt phải trứng sán này do ăn phải thức ăn nhiễm trứng sán như rau sống, tiết canh (trứng sán trong phân có nguy cơ dính vào tiết canh trong quá trình chọc tiết lợn) và bị nhiễm ấu trùng sán lợn. Khi trứng vào trong cơ thể phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng sán lợn có khả năng xuyên qua niêm mạc đường tiêu hóa, cư trú ở tất cả các hệ thống từ cơ vân đến cơ tim, cơ hoành, nổi những hạt li ti trên da như lợn gạo. Còn nếu sán lợn đi lên não, mắc lại đây, phát triển lớn lên gây bệnh sán não.
Cần thay đổi thói quen ăn uống
BS Cấp cho biết, bình thường với những bệnh nhân bị nhiễm kí sinh trùng nếu không tái nhiễm sẽ tự khỏi do kí sinh trùng sống có thời hạn trong cơ thể. Nhưng thực tế, người bệnh đã bị nhiễm kí sinh trùng thì thường liên tục bị tái nhiễm do thói quen ăn uống. Nếu nhiễm kí sinh trùng liên tục, bệnh không tự khỏi, các nang sán này có thể để lại di chứng não cho người bệnh. Khi đó, thời gian điều trị kéo dài, có trường hợp phải nằm viện điều trị tới 2 năm với các biểu hiện đau đầu, động kinh, co giật. Thậm chí có bệnh nhân còn bị liệt nửa người, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần…
Theo điều tra của Viện Sốt rét- ký sinh trùng- côn trùng, từ năm 1976 đến 2005, ít nhất 24 tỉnh có bệnh sán lá gan nhỏ và ít nhất 13 tỉnh có sán lá ruột nhỏ lưu hành. Tại Việt Nam bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn (SD/ATSL) phân bố ở nhiều nơi liên quan đến tập quán ăn thịt lợn hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín và tập quán nuôi súc vật thả rông. Tại đồng bằng tỉ lệ nhiễm sán dây từ 0,5-12%. Tại trung du và miền núi tỉ lệ nhiễm sán dây 2-9%. Hiện nay, đã phát hiện ít nhất 50 tỉnh có bệnh SD/ATSL lưu hành, có nơi tỷ lệ nhiễm sán dây 12% và nhiễm ATSL tới 5,7% như ở Bắc Ninh. Trong 3 loại sán dây lớn thường gặp (Taenia saginata, Taenia solium và Taenia asiatica), sán dây lợn Taenia solium chiếm 20-22%. Trong số bệnh nhân ấu trùng sán lợn, có 75% là nam giới và 30% mang sán trưởng thành. Trâu, bò, lợn ăn phải trứng hoặc đốt sán phát tán trong môi trường, trứng vào dạ dày và ruột (của trâu, bò, lợn), nở ra ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó, được gọi là bò gạo, lợn gạo. Ở lò mổ tỷ lệ lợn gạo chiếm 0,02-0,9%, tỷ lệ bò gạo chiếm 0,3%.
Dưới con mắt của một nhà ký sinh trùng, PGS.TS Nguyễn Văn Đề - giảng viên trường ĐH Y Hà Nội thì nhiều món ăn khoái khẩu của dân ta như cá, thịt, cua, rau sống... lại cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại ký sinh trùng (giun sán) khác nhau. Nếu không cẩn thận, đến lượt mình, con người lại trở thành “món ăn” của giun sán. Chính vì thế, để phòng bệnh, người dân cần phải tạo cho mình thói quen ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn thịt lợn gạo, tiết canh, nem chua, thịt lợn tái.
H. Phong
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36