Bao bì nhựa: Dùng sai rất nguy hiểm!
Hóa chất trong nhựa có thể gây tăng cân |
Hiện nay ở nhiều nước, đặc biệt là các nước tiên tiến, người ta luôn cảnh giác và sử dụng rất thận trọng các loại bao bì như hộp xốp, túi ni-lông, chai, can nhựa, đầu núm vú, bình sữa trẻ con... Bởi lẽ, nếu dùng không đúng cách, chúng có thể gây tác hại cho sức khỏe.
Bao bì mút xốp chỉ dùng 1 lần
Trước hết, các vật đựng làm bằng mút xốp như bao xốp, ly xốp uống nước, ly xốp đựng cà phê, hộp xốp đựng thức ăn... có cấu tạo bởi loại nhựa nhiệt dẻo là polystyrene (PS). Cần lưu ý, bao bì mút xốp chỉ được sử dụng một lần rồi bỏ. Còn các loại bao bì nhựa dẻo như bao túi ni-lông là các hóa chất cao phân tử: PP (polypropylene), PE (polyethylene), HDPE (high-density polyethylene), PETE (polyethylene terephthalate)…, có thể tái sử dụng.
Bao bì làm bằng các loại nhựa dẻo không được súc rửa bằng chất tẩy rửa Ảnh: HOÀNG TRIỀU |
PE được dùng chế tạo các chai nước uống và nước ngọt đóng chai; còn PP, HDPE, PETE là loại nhựa cứng được sử dụng để chế tạo vật đựng thức ăn, thức uống đóng sẵn, bình sữa, bình đựng dầu ăn, kể cả đồ chơi và một số túi nhựa. Các thứ này có thể tái sử dụng, nghĩa là người dùng bao bì là các loại nhựa dẻo vừa kể, ăn uống xong vẫn có thể dùng lại để đựng nước uống hay thực phẩm nhiều lần nữa. Tuy nhiên, có lời khuyên rằng bao bì là các loại nhựa dẻo nêu trên không được rửa bằng chất tẩy rửa vì chất này sẽ thấm nhiễm vào nhựa, có thể gây hại khi đựng nước uống, thực phẩm.
Để đúc khuôn tạo dáng cho các bao bì này, người ta phải thêm chất hóa dẻo (plasticizer) là các hóa chất có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các "dẫn chất phtalat" như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), monomethyl phtalat (MMP)… Các dẫn chất phtalat này tuyệt đối không được dùng trong bao bì đựng thực phẩm và dược phẩm.
Tuy nhiên, hiện nay, các dẫn chất phtalat vẫn có thể được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa dẻo đựng thực phẩm và rất khó để biết bao bì nhựa có chứa các chất gây hại này hay không. Nếu bao bì đó đựng thực phẩm và trong quá trình sử dụng lại chế biến đun nóng ở nhiệt độ cao, các dẫn chất phtalat bị thôi ra, nhiễm vào thực phẩm và theo đường tiêu hóa vào cơ thể con người sẽ gây hại. Như vậy, một cách sử dụng bao bì nhựa dẻo tương đối an toàn là không dùng chúng để đựng thực phẩm, đồ vật có nhiệt độ cao hoặc không đun nóng chúng.
Các dẫn chất phtalat gây hại gì?
Các dẫn chất phtalat khi vào trong cơ thể gây hại nhiều mặt nhưng cái hại lớn nhất là làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết (endocrine disruptors). Đặc biệt, bé gái bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì trước tuổi.
Giống như nhiều nước trên thế giới, ở nước ta cũng đang xảy ra hiện tượng bé gái dậy thì sớm. Hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái có thể do hai nguyên nhân. Trước hết, do tự thân cơ thể bé gái có những rối loạn về mặt sinh dục đưa đến dậy thì sớm. Chẳng hạn, có bướu ở vùng dưới đồi hoặc tại tuyến tùng nằm ở não bộ có thể gây tăng tiết estrogen sớm khiến bé gái chưa đến 8 tuổi đã dậy thì. Nguyên nhân tự thân rối loạn có tính chất cá biệt và rất hiếm xảy ra. Nguyên nhân thứ hai đáng quan tâm hơn vì xuất phát từ môi trường và rối loạn có thể xảy ra cho một quần thể gồm nhiều bé gái do tiếp xúc môi trường gây rối loạn như bị nhiễm các dẫn chất phtalat.
Những chất từ bên ngoài môi trường được đưa vào cơ thể con người hoạt động như estrogen, trong đó có các phtalat, được gọi là xenoestrogen (nghĩa là chất tương tự, có tác dụng giống như estrogen từ bên ngoài đưa vào cơ thể). Cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng do tiếp xúc xenoestrogen xem như có một lượng estrogen trong cơ thể. Estrogen này sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở não tiết ra các hormone hướng dục (gonadotropins), đánh thức buồng trứng hoạt động và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ.
Làm gì để tránh nhiễm độc?
Không nên chế biến thức ăn quá nóng hoặc để tô chén, bao bì bằng nhựa trong lò vi ba mà nên thay bằng vật đựng thủy tinh, sành sứ (nhiệt độ quá nóng, các phtalat dễ thôi ra). Có thể thay các chai, hũ nhựa bằng chai lọ thủy tinh chứa nước mắm, tương chao, dầu ăn hoặc thực phẩm nước.
Không cho trẻ con chơi các đồ chơi bằng nhựa. Bởi lẽ, trẻ hay mút tay hoặc ngậm đồ chơi vào miệng.
Dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng nhựa, plastic là tốt hơn cả xét về phương diện bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe.
Chúng ta cần tăng cường truyền thông mạnh hơn về những việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng rất cần thiết là không dùng bọc ni-lông đựng thức ăn nóng hoặc bỏ hộp nhựa xốp vào lò vi sóng. Một số bệnh viện đã bắt đầu khuyến cáo người nhà bệnh nhân không dùng bọc ni-lông để đi nhận canh từ thiện còn bốc khói nghi ngút.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00