Phương tiện cá nhân tăng quá nhanh khiến giao thông ùn tắc

21:45 | 27/10/2019
(LĐTĐ) Hà Nội hiện có trên 6,6 triệu phương tiện giao thông đường bộ, trong đó khoảng 0,6 triệu ô tô các loại và 5,9 triệu xe máy. Phương tiện giao thông trong giai đoạn 2011-2018 bình quân tăng 11%/năm đối với ô tô và 6,75% đối với xe máy. Hệ lụy nhãn tiền là tốc độ tăng trưởng của đường bộ không theo kịp sự phát triển của phương tiện cá nhân dẫn tới quá tải cho hệ thống đường bộ, làm cho tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường tăng lên...  
phuong tien ca nhan tang qua nhanh khien giao thong un tac Nhiều ý kiến đề nghị phân vùng hoạt động xe máy theo vành đai
phuong tien ca nhan tang qua nhanh khien giao thong un tac Cẩn trọng và có lộ trình khi thu phí phương tiện
phuong tien ca nhan tang qua nhanh khien giao thong un tac Hà Nội quyết tâm không để ùn tắc kéo dài quá 30 phút

Theo đó, ngày 4/7/2017, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030”, với nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.

phuong tien ca nhan tang qua nhanh khien giao thong un tac
Giảm thiểu phương tiện cá nhân, đẩy mạnh phát triển phương tiện giao thông công cộng đã và đang là định hướng của Hà Nội nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Ảnh: Đinh Luyện

Một trong những nhiệm vụ khi nghiên cứu xây dựng Đề án “Phân vùng hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030” và Đề án “Thu phí phương tiện giao thông cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”.

Đây là 2 đề án quan trọng nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đây là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến cuộc sống của đại bộ phận nhân dân trong và ngoài Thành phố cũng như động chạm đến các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Bởi vậy quan điểm của Sở là sẽ nghiên cứu cẩn trọng và triển khai có lộ trình khi các điều kiện đi kèm đều thỏa mãn.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, GS.TS Vũ Thị Vinh - nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội Các đô thị Việt Nam cho rằng, cần có các phương án kĩ lưỡng ở một số các nội dung chủ yếu như: Bố trí hợp lý các bãi đỗ xe đạp, xe máy để mọi người thuận tiện sử dụng giao thông công cộng, tổ chức nhiều tuyến xe mini buýt để phục vụ cho người dân đi lại trong khu vực trung tâm, trồng nhiều cây xanh, giữ hè phố trật tự ngăn nắp không buôn bán tràn lan…

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này