Cần nghiên cứu điều chỉnh thời gian làm việc xuống 44 giờ

21:49 | 25/10/2019
(LĐTĐ) Chúng tôi đề xuất một phương án đó là thực hiện chế độ 44 giờ và có thể tăng giờ làm thêm. Hai là, thực hiện chế độ 44 giờ nhưng có thể tăng giờ làm thêm lên 100 giờ. Đại biểu Ngọ Duy Hiểu - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu ý kiến.
can nghien cuu dieu chinh thoi gian lam viec xuong 44 gio Đề nghị không tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ
can nghien cuu dieu chinh thoi gian lam viec xuong 44 gio Xuất phát từ cơ sở pháp lý và thực tiễn
can nghien cuu dieu chinh thoi gian lam viec xuong 44 gio Việt Nam nằm trong nhóm nước có thời giờ làm việc cao trên thế giới và khu vực
can nghien cuu dieu chinh thoi gian lam viec xuong 44 gio Vừa đảm bảo sức khỏe, vừa phù hợp thông lệ quốc tế

Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), đại biểu Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước ta trong các chính sách rất quan tâm đến người lao động và coi đây là đối tượng được thụ hưởng đầu tiên các thành quả mà do chính họ làm nên và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.

can nghien cuu dieu chinh thoi gian lam viec xuong 44 gio
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị cần nghiên cứu điều chỉnh thời gian làm việc xuống 44 giờ

Bày tỏ quan điểm về thời giờ làm việc bình thường quy định tại Điều 105, đại biểu Ngọ Duy Hiểu cho rằng, tại khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 có quy định: Người làm công hưởng lương được hưởng công bằng về điều kiện lao động và an toàn lao động. Tuy nhiên, từ năm 1999 đã quy định về giờ làm việc của khu vực công là 40 giờ và đến nay chúng ta đang bàn đến khu vực ngoài Nhà nước nên làm việc bao nhiêu giờ.

Có đại biểu cho rằng, hiện nay đang có sự chênh lệch về lương, tuy nhiên, theo Nghị quyết 27- NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương, từ năm 2021 trở đi, chúng ta đặt mục tiêu lương của công chức, viên chức và lương của doanh nghiệp sẽ tiệm cận nhau, sẽ không còn sự khác nhau về mặt thu nhập giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước nữa. Đây là một trong những căn cứ chúng tôi cho rằng cần phải nghiên cứu để điều chỉnh thời gian làm việc xuống 44 giờ.

Một khía cạnh nữa, hiện nay chúng ta là 1 trong 46 quốc gia đang thực hiện chế độ 48 giờ, nhưng theo đánh giá về thu nhập đầu người, chúng ta đã trên 66 quốc gia. Đây là theo công bố của Quỹ Tiền tệ quốc tế vào năm 2018. Ngay cả Myanmar là quốc gia có thu nhập đầu người thấp hơn chúng ta, họ cũng đã thực hiện chế độ làm việc dưới 44 giờ. Tôi cho rằng đây là vấn đề chúng ta cũng cần tham khảo.

Về tuổi nghỉ hưu, qua tiếp thu ý kiến từ người lao động, chúng tôi vẫn luôn luôn kiên trì với quan điểm, đối tượng là công chức cần phải tăng và có thể tăng toàn bộ, trừ lực lượng vũ trang đã có những đặc thù. Viên chức là một bộ phận lớn và người lao động chúng ta phải rất quan tâm.

Quan tâm thứ nhất là nghiên cứu, cân nhắc kỹ có tăng hay không? Nếu tăng thì ở mức độ nào để phù hợp với điều kiện sức khoẻ? Chúng ta không thể lấy người lao động Việt Nam so với người lao động ở Pháp và Đức ngay được, vì họ rất phát triển, công việc của họ hầu như chỉ bấm máy, còn chúng ta phải lao động cật lực. Những người lao động làm việc trực tiếp, phải ôm máy may, điện tử ngồi cả chục tiếng đồng hồ một ngày. Như vậy, liệu họ có khả năng kéo dài lao động khi tuổi của họ rất lớn hay không?

“Tôi cho rằng đối với người lao động trực tiếp, chúng ta nên nghiên cứu để có mức độ phù hợp. Nếu tăng, tôi cho rằng chúng ta tăng chậm, nếu có thể sau một thời gian thực hiện chúng ta thấy có điều kiện tăng thì tăng tiếp để tránh sốc về mặt tâm lý đối với người lao động trực tiếp”, đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị.

B.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này