Giành lại sân chơi cho các khu tập thể:

Cần sự chung tay của chính quyền và cộng đồng

17:08 | 16/05/2019
(LĐTĐ) Hiện nay, không gian chung tại nhiều khu tập thể, chung cư đang bị lấn chiếm cho việc kinh doanh, làm bãi đỗ xe… Việc xử lý nạn lấn chiếm sân chơi chung gặp nhiều khó khăn nhưng nếu có sự quyết tâm thì việc lấy lại sân chơi cho trẻ không phải là không làm được. Bằng chứng thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội đã xuất hiện một số điểm sáng trong công tác giải phóng mặt bằng, trả lại không gian công cộng cho người dân.  
can su chung tay cua chinh quyen va cong dong Cần có quy tắc ứng xử ở các chung cư
can su chung tay cua chinh quyen va cong dong Kỳ 2: Đến không gian chung cũng bị xà xẻo
can su chung tay cua chinh quyen va cong dong Không gian chung tại các tòa chung cư đang dần biến mất

Thiếu không gian chung trầm trọng

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện tại có hàng trăm nhà tập thể cũ có khoảng không gian sinh hoạt chung đã và đang bị lấn chiếm để kinh doanh hàng quán, trông giữ xe. Dù đã được người dân phản ánh rất nhiều nhưng phía chính quyền các cấp chưa vào cuộc quyết liệt nên tình trạng cư dân bị mất sân chơi vẫn đang diễn ra.

can su chung tay cua chinh quyen va cong dong
Sân K7-K8 khu tập thể Thành Công bị chiếm dụng làm bãi gửi xe cho người dân.

Tại các sân chung ở khu tập thể nằm trên địa bàn phường Giảng Võ, quận Ba Đình buổi tối còn mọc lên nhiều hàng, quán ăn nhậu đến đêm khuya. Cụ thể tại khu vực sân chơi của khu tập thể D4 Giảng Võ, phường Giảng Võ, từ nhiều năm nay xuất hiện vô số hàng quán và trở thành nơi họp chợ, bày bán la liệt bít kín lối đi vào khu tập thể.

Còn tại sân chung ở khu tập thể B4 Trung Tự, quận Đống Đa, những hàng quán với la liệt bàn ghế chiếm phần lớn diện tích của sân. Đó là những chiếc ghế băng dài ở các quán bún chả, những chiếc ghế mây sang trọng của những quán cafe đưa ra để phục vụ khách. Nếu không có tấm biển Quy định về quản lý và sử dụng sân chơi ở ngay trước sân, khó ai có thể nhận ra đây là sân chơi chung của khu tập thể.

Cũng tại phường Bách Khoa, không gian công cộng giữa nhà K4 và K5 – Khu tập thể Bách Khoa trước thường xuyên bị chiếm dụng để đỗ ô tô trái phép. Bác Đặng Văn Sáng, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Địa bàn dân cư số 6, phường Bách Khoa cho biết, chính quyền và tổ dân phố đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp, từ vận động, kêu gọi, yêu cầu cam kết, chấm dứt các sai phạm.

Trước những nỗ lực này, khu vực sân chung đã được trả lại, có chỗ cho trẻ em vui chơi, người già tập thể dục, ngồi nói chuyện và diễn ra những buổi hội họp của tổ dân phố. Không chỉ lấy lại sân chơi công cộng, một điểm người dân thường xuyên đốt rác gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy nổ trên địa bàn cũng được giải phóng.

Bác Sáng cho biết, để thực hiện nếp sống văn minh đi vào thực chất, những buổi họp tổ dân phố đều được lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân: Đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, duy trì vệ sinh thường xuyên, không đun nấu, đốt lửa trên vỉa hè, không chiếm dụng lòng đường vỉa hè…

Tình trạng lấn chiếm sân chơi chung cũng xảy ra trên địa bàn các phường Thành Công, quận Ba Đình; phường Kim Liên, quận Đống Đa. Theo ghi nhận của phóng viên, sân chơi chung ở khu tập thể Thành Công đã biến thành một khu chợ sầm uất vào những buổi sáng. Đơn cử như tại khu B4 và B5, tổ dân phố, chính quyền phường đã nhiều lần họp, yêu cầu, thậm chí cưỡng chế các hộ dân lấn chiếm trả lại mặt bằng chung cho khu dân cư.

Thế nhưng, chỉ được một thời gian ngắn, các hoạt động buôn bán và kinh doanh lại tái diễn. Hay khu A1 và A2 không khác gì một khu chợ nhếch nhác, dịch vụ trông xe, quán nước, cơm bình dân đến cửa hàng bánh ngọt, hiệu sửa xe đua nhau mọc lên. Bàn ghế lổn nhổn, ô che, bạt căng bừa bãi. Không khí nồng nặc khói than lẫn mùi thức ăn. Các cư dân đã kiến nghị lên UBND phường phải dẹp bỏ các điểm kinh doanh lấn chiếm sân chơi, trả lại không gian công cộng cho người dân, nhưng đến thời điểm hiện tại mọi thứ vẫn chưa được xử lý.

Điểm sáng trong công tác giải phóng mặt bằng

Vẫn biết, việc xử lý nạn lấn chiếm sân chơi chung gặp nhiều khó khăn nhưng nếu có sự quyết tâm thì việc lấy lại sân chơi cho trẻ không phải là không làm được. Bằng chứng thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội đã xuất hiện một số điểm sáng trong công tác giải phóng mặt bằng, trả lại không gian công cộng cho người dân.

Ông Trần Tiến Dũng – Phó chủ tịch phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng cho biết, trước đây, sân E7, K16 khu tập thể Bách Khoa vốn là “điểm nóng” bị người dân lấn chiếm để kinh doanh và trông giữ xe. UBND phường Bách Khoa, phối hợp với nhân dân tổ dân phố đồng lòng giải phóng mặt bằng. Đầu năm 2019, khu vực sân khu tập thể E7 được cải tạo, nâng cấp, xây dựng thành sân tập thể dục, khu vui chơi giải trí. Hiện tại, phường đã giao cho tổ dân phố quản lý sân khu tập thể E7.

Tổ dân phố đã quy hoạch một phần đất để trông xe cho người dân có nhu cầu. Về lâu dài, phường đang xin cấp phép để hình thành điểm trông giữ xe đảm bảo nhu cầu cho người dân trên địa bàn. “Mới đây, khu K16 Tập thể Bách Khoa cũng mới được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao. Bây giờ sân chơi E7, K16 lát gạch đỏ sạch đẹp. Người dân không phải đi xa để tập thể dục nữa. Các cháu nhỏ chạy thoải mái khắp sân không sợ các phương tiện gây tai nạn” – ông Dũng thông tin thêm.

Cũng tại phường Bách Khoa, không gian công cộng giữa nhà K4 và K5 – Khu tập thể Bách Khoa trước thường xuyên bị chiếm dụng để đỗ ô tô trái phép. Bác Đặng Văn Sáng, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Địa bàn dân cư số 6, phường Bách Khoa cho biết, chính quyền và tổ dân phố đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp, từ vận động, kêu gọi, yêu cầu cam kết, chấm dứt các sai phạm.

Trước những nỗ lực này, khu vực sân chung đã được trả lại, có chỗ cho trẻ em vui chơi, người già tập thể dục, ngồi nói chuyện và diễn ra những buổi hội họp của tổ dân phố. Không chỉ lấy lại sân chơi công cộng, một điểm người dân thường xuyên đốt rác gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy nổ trên địa bàn cũng được giải phóng.

Bác Sáng cho biết, để thực hiện nếp sống văn minh đi vào thực chất, những buổi họp tổ dân phố đều được lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân: Đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, duy trì vệ sinh thường xuyên, không đun nấu, đốt lửa trên vỉa hè, không chiếm dụng lòng đường vỉa hè…

Mới đây nhất, tại khu tập thể Thành Công cũng làm công tác giải tỏa thành công việc lấn chiếm sân chơi chung. Các cụ già có nhà văn hoá để hội họp, đọc báo, chơi cờ. Trẻ em có khoảng sân rộng thoải mái nô đùa, chơi cầu trượt, đu quay. Việc tiến hành giải tỏa “điểm nóng” là sân K7 và K8, khu tập thể Thành Công cũng đang nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân.

Các hộ kinh doanh hàng ăn, trông giữ xe đang tự giác di dời vào khu vực quy định để kinh doanh theo yêu cầu của tổ dân phố. Cụ thể về vấn đề này, ông Phạm Quốc Hạnh – Tổ trưởng tổ dân phố 38 cho biết, những ngày đầu tiên ra quân, tổ vận động xác định, lấy lại sân chơi nhưng phải để lại một phần sân thực hiện dịch vụ trông xe để đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, tổ vận động cũng đồng tình tạo điều kiện cho một số hộ ở tầng 1 kinh doanh hàng ăn trên diện tích sân chơi.

Theo đó, sẽ quy hoạch một nửa sân cho việc trông giữ xe và kinh doanh hàng ăn. Một nửa diện tích còn lại đã được giải phóng mặt bằng, quây rào để làm sân chơi. Diện tích dành cho sân chơi tuyệt đối không cho xe vào. Dự kiến ngày 30/5, các thiết bị đồ chơi cho trẻ nhỏ sẽ được lắp đặt tại sân chơi này.

Như vậy, đối với các sân chơi chung bị lấn chiếm, muốn xử lý triệt để, ngoài việc tuyên truyền, nâng cao ý thức chung của người dân thì UBND phường cần có các giải pháp đồng bộ, lâu dài như xây dựng rào chắn, lắp đặt các trang thiết bị vui chơi, thể dục và kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm.

UBND các quận nơi có sân tập thể cũ bị chiếm dụng cần tổ chức họp rút kinh nghiệm, nêu gương các điểm đã giải tỏa thành công, nhân rộng các mô hình mẫu. Bên cạnh đó, cần kêu gọi sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp, bằng vốn xã hội hoá để cải tạo sân tập thể cũ thành sân chơi chung cho trẻ em, cộng đồng.

Phương Bùi

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này