Huyện Thanh Oai: Diện mạo mới từ chuyển dịch kinh tế

10:06 | 31/07/2018
Nhờ nỗ lực không mệt mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, đến nay kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai đã có bước phát triển mạnh mẽ.
huyen thanh oai dien mao moi tu chuyen dich kinh te Huyện Thanh Oai nỗ lực để người dân được an cư
huyen thanh oai dien mao moi tu chuyen dich kinh te LĐLĐ huyện Thanh Oai: Mong muốn đoàn viên tiếp tục được vay vốn
huyen thanh oai dien mao moi tu chuyen dich kinh te ​Huyện Thanh Oai: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ

Thanh Oai là huyện đồng bằng phía Nam thành phố Hà Nội. Diện tích tự nhiên là 12.381,46 km2, dân số 20 vạn người, 20 xã, 01 thị trấn. Khi Nghị quyết số 15/2008/QH12, ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2008, bên cạnh sự đồng tình ủng hộ của đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện cũng có luồng dư luận trái chiều cho rằng việc mở rộng sẽ khó khăn do công tác quản lý còn gặp nhiều vấn đề. Song những kết quả mà huyện đã đạt được sau 10 năm sáp nhập đã khẳng định chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn.

huyen thanh oai dien mao moi tu chuyen dich kinh te
Thanh Oai sẽ phát triển những đô thị vệ tinh

Trong 10 năm qua kể từ khi sáp nhập với Hà Nội, kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010-2015 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 9.714 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và phát triển nông nghiệp chất lượng hiệu quả bền vững. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10,27 triệu đồng/người/năm (năm 2010) lên đến 37,5 triệu đồng/người/năm (năm 2017). Thu ngân sách nhà nước năm 2008 chỉ đạt trên 71 tỷ đồng thì đến cuối năm 2017 đạt trên 960 tỷ đồng.

Trong 10 năm qua, kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010-2015 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 9.714 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và phát triển nông nghiệp chất lượng hiệu quả bền vững. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10,27 triệu đồng/người/năm (năm 2010) lên đến 37,5 triệu đồng/người/năm (năm 2017).

Thu ngân sách nhà nước năm 2008 chỉ đạt trên 71 tỷ đồng thì đến cuối năm 2017 đạt trên 960 tỷ đồng. Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân không ngừng được nâng cao; các chế độ chính sách đền ơn đáp nghĩa được quan tâm thực hiện có hiệu quả. Nếu như năm 2008 huyện mới chỉ có14 trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay toàn huyện có 46/72 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 62,5%. Mạng lưới y tế cũng được củng cố, 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế…

Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân không ngừng được nâng cao; các chế độ chính sách đền ơn đáp nghĩa được quan tâm thực hiện có hiệu quả. Nếu như năm 2008 huyện mới chỉ có14 trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay toàn huyện có 46/72 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 62,5%.

Mạng lưới y tế cũng được củng cố, 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân được nâng lên đáng kể, các dịch bệnh được khống chế dập tắt kịp thời. Năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 11,79%, nhưng đến năm 2017, số hộ nghèo trong toàn huyện giảm còn 2,93% (theo tiêu chí mới).

Đặc biệt là công tác an sinh xã hội được thực hiện có hiệu quả, hàng năm đều hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa trên 200 ngôi nhà cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, riêng năm 2017 đã hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa cho 802 hộ gia đình chính sách có khó khăn về nhà ở với tổng số tiền trên 42 tỷ đồng.

Đặc biệt là từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành phố, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thanh Oai cùng với sự đồng thuận của người dân đã tạo nên diện mạo mới, hệ thống giao thông trong toàn huyện từ thôn xóm đến các tuyến trục trung tâm đều được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn.

100% đường giao thông nội đồng được rải cấp phối và một phần giao thông nội đồng đã được bê tông hóa, không bị lầy lội trong mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất kinh doanh, giúp đời sống nhân dân trong toàn huyện được cải thiện, nâng cao cả vật chất lẫn tinh thần.

Trên địa bàn huyện cũng đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung mang lại hiệu quả kinh tế, xây dựng thành công nhãn hiệu một số sản phẩm nông nghiệp, tạo được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ như: Cam canh ở xã Cao Viên, cam đường xã Kim An, gạo thơm Bối Khê (xã Tam Hưng), gạo Bồ Nâu (xã Thanh Văn), trứng vịt xã Liên Châu... Đến nay, toàn huyện đã có 14/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 6 xã còn lại đang tiếp tục được quan tâm đầu tư để sớm về đích nông thôn mới trong thời gian tới.

Nhìn vào những thành tựu đạt được, chúng ta đều có thể nhận thấy sự khác biệt giữa huyện Thanh Oai ở thời điểm trước ngày 01/8/2008 và hôm nay. 10 năm sau khi Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội chính thức có hiệu lực, huyện Thanh Oai đã vươn mình tạo ra một diện mạo mới, từng bước xứng đáng với niềm tin yêu và sự kỳ vọng của người dân.

Đó chính là nền tảng quan trọng để huyện Thanh Oai vững bước đi vào giai đoạn phát triển mới. Dù phía trước vẫn còn không ít khó khăn, thử thách nhưng với tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng và ý chí vươn lên hòa nhịp theo dòng chảy của thời đại, huyện Thanh Oai có đầy đủ cơ sở tự tin thực hiện công cuộc kiến tạo quê hương, để xứng đáng với vai trò, vị thế trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với tổng thể phát triển của Thành phố Hà Nội, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030; tầm nhìn năm 2050; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan. Huy động mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng. Phát triển nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững, tăng trưỏng kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo..

Đinh Trường Thọ

Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này