Dự báo thị trường lao động tốt, sẽ có nguồn cung tốt

16:52 | 16/01/2018
Thị trường lao động (LĐ) Việt Nam hiện có nhiều chuyển biến rõ nét, chất lượng cung LĐ tăng lên, cơ cấu cầu LĐ chuyển dịch tích cực, thu nhập tiền lương được cải thiện, năng suất LĐ tăng…Tuy nhiên, chất lượng LĐ còn thấp, người LĐ khó đảm bảo được việc làm trước những tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, để phát triển thị trường LĐ trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác dự báo thị trường LĐ. 
se co nguon cung tot Nóng cả “cung” lẫn “cầu”: Thị trường lao động nhiều diễn biến phức tạp
se co nguon cung tot Nhiều gam màu sáng
se co nguon cung tot Thưởng Tết năm 2018 không thấp hơn năm 2017
se co nguon cung tot Lao động phổ thông “đắt hàng” dịp cuối năm

Còn nhiều hạn chế

Trong năm 2017, nhờ triển khai thực hiện nhiều chính sách, cơ chế mới trong giải quyết việc làm và phát triển thị trường LĐ, cả nước đã tạo việc làm cho gần 1,6 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn 3,19% góp phần giảm tỷ trọng LĐ trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản giảm còn 40,4%. Tuy nhiên, thị trường LĐ nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định như: Dư thừa LĐ trong nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung LĐ thấp, phân bổ chưa hợp lý và khả năng di chuyển còn bị hạn chế; một tỷ lệ lớn LĐ làm việc trong các nghề giản đơn, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, khu vực làm công ăn lương phát triển chậm…

Tại tọa đàm với chủ đề "Việc làm, thị trường lao động Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế" mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Doãn Mậu Diệp cũng cho biết, chất lượng LĐ Việt Nam chưa cao, tỷ lệ thất nghiệp của LĐ trong độ tuổi là 2,26%, trong khu vực thành thị là 3,19%, cả nước có 53,5 triệu LĐ có việc làm nhưng chỉ có 42% là người làm công ăn lương; tỷ lệ LĐ có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản là 57,1%; năng suất LĐ theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu đồng/lao động, so với các nước trong khu vực năng suất LĐ của Việt Nam rất thấp.

Những hạn chế trên được dự đoán sẽ trở thành thách thức với thị trường LĐ Việt Nam trước tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0. Nhận định về điều này, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, thời kỳ kỷ nguyên số sẽ tác động làm biến đổi thị trường LĐ, sẽ có nhiều ngành nghề, công việc truyền thống, thủ công mất đi nhưng nó cũng mở ra cơ hội xuất hiện nhiều ngành nghề, công việc mới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng LĐ ở trình độ ngày càng cao hơn.

se co nguon cung tot
Công tác dự báo thị trường LĐ tốt sẽ đảm bảo việc làm cho người LĐ trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

Đối với Việt Nam, 1 quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ về công nghệ, nguồn nhân lực… hạn chế thì thị trường LĐ sẽ gặp nhiều thách thức như: Nguồn LĐ dồi dào, giá rẻ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư từ nước ngoài; sức ép về vấn đề giải quyết việc làm, nước ta có 46 triệu LĐ Việt Nam đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi robot, trang thiết bị công nghệ thông minh; gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm; thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là 1 số ngành/lĩnh vực chủ lực của thời kỳ kỷ nguyên số như bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin…

Tăng cường dự báo thị trường lao động

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, để đảm bảo việc làm cho người LĐ trước những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 thì thời gian tới cần phải đẩy mạnh công tác dự báo thị trường LĐ về các vấn đề như: Quy mô, chất lượng của lực lượng LĐ, xu hướng việc làm, việc làm phi chính thức; chuyển dịch LĐ trên thị trường, tỷ lệ thất nghiệp; năng suất LĐ; đối tượng và xu hướng tham gia bảo hiểm thất nghiệp; việc làm thanh niên… Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có những điều chỉnh về chính sách, các giải pháp can thiệp vào thị trường LĐ một cách hợp lý và hiệu quả.

Ở nước ta một số mô hình đã được triển khai phục vụ cho dự báo trung và dài hạn thị trường LĐ gồm: Mô hình dự báo liên ngành cấp vĩ mô cho Việt Nam (mô hình Lotus): Hệ thống mô hình hóa này có tính chất dài hạn 10 năm hoặc xa hơn cho tương lai của nền kinh tế và thị trường LĐ Việt Nam. Tâm điểm của mô hình này là nhu cầu LĐ theo nghề và những yêu cầu về đào tạo để phát triển nguồn cung LĐ cần thiết đáp ứng những nhu cầu đó. Ngoài ra, có mô hình phối hợp tiếp cận hàm sản xuất và tăng trường cho phép dự báo cung, cầu LĐ trong khu vực doanh nghiệp. Đối với dự báo ngắn hạn đang được thực hiện theo mô hình của Thụy Điển dựa trên kết quả điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu LĐ trong các loại hình danh nghiệp qua các năm của Bộ LĐTBXH.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH sẽ hướng dẫn việc xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người, người tìm việc cho hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm; triển khai thực hiện Dự án mạng thông tin việc làm Việt Nam do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ trong gia đoạn 2017 - 2019; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao dịch, kết nối việc làm…

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích dự báo thông tin thị trường LĐ còn chưa đồng bộ, nhất quán. Những thông tin về thực trạng LĐ có kỹ năng nghề chưa mang tính hệ thống, bị chia cắt giữa các tỉnh, vùng, đơn vị; khả năng bao quát, thu nhập và cung ứng thông tin còn nhiều hạn chế…; thiếu các nguồn dữ liệu về hệ thống tài khoản quốc gia như bảng dữ liệu IO; các cuộc điều tra về doanh nghiệp, đặc biệt là điều tra thực trạng và nhu cầu sử dụng LĐ trong các loại hình doanh nghiệp chưa thường xuyên do nguồn kinh phí bố trí từ Chương trình mục tiêu không đều dẫn đến số liệu không theo chuỗi…

Mai Phương

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này