Lan tỏa tình yêu văn hóa Việt

10:00 | 26/12/2017
Sau 3 năm thành lập, Đình làng Việt – nhóm những người yêu di sản, văn hóa truyền thống đã thu hút gần 12 nghìn thành viên tham gia hoạt động. Từ một nhóm thành lập trên mạng xã hội, Đình làng Việt đã và đang lan tỏa sâu rộng tình yêu văn hóa Việt đến cộng đồng.
lan toa tinh yeu van hoa viet Nhìn lại những ký ức chung
lan toa tinh yeu van hoa viet 4 mẫu tem sẽ được phát hành trong năm 2018
lan toa tinh yeu van hoa viet Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia Thăng Long - Hà Nội
lan toa tinh yeu van hoa viet Hy vọng “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh” sẽ là thương hiệu

Thâm nhập vào đời sống di sản

Nhóm Đình làng Việt được thành lập từ tháng 9/2014 với mục tiêu tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin giữa những người yêu quý di sản, văn hóa truyền thống Việt. Cơ duyên thành lập nhóm tưởng như tình cờ nhưng cũng là điều nhóm muốn làm từ lâu. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình, hiện đang công tác tại Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Chủ nhiệm nhóm Đình làng Việt, tháng 8/2014, Công văn số 2662 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam được ban hành. Sau khi công văn được ban hành, cộng đồng, nhất là các bạn trẻ bắt đầu tìm hiểu văn hóa truyền thống. “Trước nhu cầu thông tin của xã hội, tháng 9/2014, tôi và anh Nguyễn Hoài Nam đã lập ra nhóm Đình làng Việt trên Facebook.

Qua thời gian, chúng tôi thấy ngày càng nhiều bạn trẻ tham gia nhóm, hình thành một cộng đồng đa dạng, ham học hỏi và hoạt động tích cực trong việc bảo tồn, quảng bá, phát huy các giá trị vật thể và phi vật thể. Từ mạng xã hội ảo, nhóm đã bước ra ngoài cuộc sống thật bằng việc tổ chức cho các thành viên đến với di tích, tìm hiểu văn hóa và triển lãm, trưng bày các thành quả lao động đạt được qua những nghiên cứu của tập thể và cá nhân” – nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình cho hay.

lan toa tinh yeu van hoa viet
Chiếu chèo sân đình, trong chương trình Tết Việt 2017 tại đình So, Quốc Oai, Hà Nội do nhóm Đình làng Việt tổ chức. Ảnh: Nguyễn Tiến Dũng

n hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức “Đình làng xứ Đoài, còn và mất”; “Linh vật Việt”; phối hợp với Trung tâm Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức “Lung linh Sao Khuê”... thu hút sự quan tâm của cộng đồng tới di sản. Tổ chức các chương trình tôn vinh áo dài, đặc biệt là áo dài nam truyền thống. Không chỉ vậy, các thành viên của nhóm còn thường xuyên cập nhật liên tục những thông tin về sự xuống cấp di tích, trùng tu ẩu hoặc đưa linh vật ngoại lai trái phép... Ngay sau khi được đăng tải, nhóm phóng viên theo dõi văn hóa đã quan tâm và đưa tin. Từ đây, nhiều nhà quản lý văn hóa cấp thành phố và cấp di tích cũng đã tham gia nhóm để kịp thời xử lý. Đình làng Việt dần trở thành một địa chỉ văn hóa trên truyền thông và mạng xã hội, nơi những thành viên gửi gắm những tâm huyết dù lớn dù nhỏ cho những di sản ở các địa phương.

Khôi phục lại không gian văn hóa đình làng

Ngoài việc quảng bá các giá trị tinh hoa vật thể của ngôi đình làng, Đình làng Việt còn nhen nhóm thêm tình yêu với các loại hình văn nghệ truyền thống như chèo, ca trù, hát Xoan, hát Xẩm, Quan Họ cho các thành viên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình cho biết: “Đình làng vốn là cái nôi nuôi dưỡng các loại hình âm nhạc truyền thống như xẩm, ca trù, tuồng, chèo, quan họ… Nhưng từ nửa thế kỷ nay, ngôi đình đã không còn là nơi sinh hoạt thường xuyên của cộng đồng mà chỉ còn chức năng thờ cúng. Âm nhạc dân gian cũng không còn diễn ở đình mà mang ra diễn ở sân khấu, nhà hát trong khi đó nhu cầu hưởng thụ các loại hình diễn xướng đó ở các làng quê là rất lớn. Điều đó cũng khiến các loại hình nghệ thuật dân gian đang dần mất chỗ đứng, có nguy cơ biến mất bởi nó đang được bảo tồn không đúng chỗ, cách ly với nguồn sữa dân gian. Vì vậy, nhóm đã quyết định thành lập Giáo phường tập hợp các thành viên trẻ có năng khiếu để truyền dậy dưới sự dìu dắt của bà Quản giáp Đoàn Thanh Bình, NSƯT– Giảng viên trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội, nhằm mục đích trả lại cho ngôi đình làng đời sống văn hóa của nó, trả lại âm nhạc dân gian không gian để nó có thể tồn tại và phát triển”.

Nhóm cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các hội nhóm, các nhà nghiên cứu và các nghệ sĩ. Nhiều chương trình diễn xướng được tổ chức quy mô với sự tham gia của các nghệ sĩ hàng đầu trong các lĩnh vực tuồng, chèo, quan họ... như NSND Xuân Hoạch, NSƯT Vũ Ngọc, NSƯT Thanh Bình, Nghệ nhân dân gian Thu Hằng, Đào Bạch Linh, CLB quan họ Nhị Hà cùng các nghệ sĩ trẻ, học viên thế hệ sau. Giáo phường đã thường xuyên tổ chức về các vùng quê, diễn ở sân đình phục vụ cộng đồng làng xã. Ngoài biểu diễn, các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu còn trao đổi, chia sẻ với bà con về cái hay, cái đẹp, đặc trưng của các loại hình nghệ thuật truyền thống. Nhiều người lúc bấy giờ mới vỡ lẽ ra những cái hay, tinh túy của nghệ thuật truyền thống. Khi hiểu thì khán giả sẽ yêu thích và gìn giữ. Đây là cách làm hiệu quả nhằm thu hút cộng đồng đến với nghệ thuật truyền thống. “Từ ngày thành lập, Giáo phường đã có những buổi diễn tại sân đình ở các làng Hạ Hiệp, Bình Đà, Phong Cốc, Hà Hồi, Thổ Hà, Mạc Thượng… ở đâu bà con cũng đón nhận, tán thưởng, người xem đông chật sân đình, có cả gia đình 3 thế hệ cùng ngồi xem chăm chú, thích thú. Chúng tôi nhớ nhất là những cụ già 80, 90 tuổi đã nhiều năm không được trực tiếp xem chèo, nhớ lại thời trẻ được cùng cha mẹ ra đình xem chèo, xúc động rưng rưng...” – nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình cho biết.

Vừa qua, Đình làng Việt đã thành lập Câu lạc bộ Áo dài nam truyền thống nhằm thúc đẩy phong trào may và mặc áo dài ở nam giới. Thời gian tới, nhóm sẽ triển khai thực hiện thành lập thêm các tổ chức nhỏ như nhóm Nghiên cứu kiến trúc, điêu khắc; nhóm Hán Nôm; nhóm nghiên cứu Không gian văn hóa… để chuyên môn hóa các lĩnh vực văn hóa, giúp các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận sâu hơn về văn hóa truyền thống.

Phương Bùi

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này