Phụ kiện điện thoại giá rẻ, chất lượng kém:

Coi chừng... rước họa vào thân

11:08 | 24/11/2017
Cùng với sự phát triển của điện thoại thông minh, phụ kiện điện thoại nở rộ, chạy theo nhu cầu thời đại. Tuy nhiên, không ít mặt hàng phụ kiện điện thoại kém chất lượng đang là “bẫy” nguy hiểm cho người tiêu dùng.
coi chung ruoc hoa vao than Rước họa vào thân nếu làm mát theo cách này
coi chung ruoc hoa vao than Cẩn trọng không rước họa vào thân
coi chung ruoc hoa vao than Coi chừng mang bệnh vào thân

La liệt các mặt hàng

Trong thời gian qua, dư luận nhiều lần xôn xao với các thông tin chập, cháy nổ phụ kiện điện thoại gây thương tật, hỏa hoạn. Cụ thể, vào sáng 17/5/2917 tại Khoa ngoại Chấn thương – Bệnh viện Hòa Bình tiếp nhận một bệnh nhân là ông Triệu Văn Tâm (50 tuổi, dân tộc Dao, trú xã Đú Xáng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) bị thương nặng ở bàn tay trái do nổ pin dự phòng sạc điện thoại. Gần đây nhất, đầu tháng 11/2017, tại thị xã Thái Hòa (Nghệ An), ngôi nhà của gia đình chị Nguyễn Thị Nga (trú tại khối Lê Lợi, phường Quang Tiến) bị cháy. Vụ hỏa hoạn khiến cho toàn bộ ngôi nhà cùng các vật dụng trong nhà đã bị thiêu rụi. Nguyên nhân ban đầu được xác định do chiếc sạc pin dự phòng điện thoại phát nổ, bén lửa vào chăn gối và lan rộng ra toàn nhà.

coi chung ruoc hoa vao than
Sạc điện thoại giá rẻ bị chập.

Tất cả những vụ việc như trên khiến không ít người tiêu dùng hoài nghi về chất lượng, độ an toàn của phụ kiện điện thoại. Thế nhưng, giữa bộn bề của mặt hàng này, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa ý thức được vấn đề hoặc đang là nạn nhân của sản phẩm phụ kiện điện thoại kém chất lượng. Hiện nay, trên thị trường phụ kiện điện thoại có hai mặt hàng: trang trí và sử dụng. Cả hai mặt hàng này đều rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, nguồn gốc và giá cả.

Phụ kiện trang trí thường là các loại ốp, móc treo… Chúng có giá từ 15.000 đồng đến vài trăm nghìn tùy theo mẫu mã. Riêng với ốp điện thoại giá rẻ, chúng thường sử dụng chất liệu tái chế để giảm giá thành, quy trình sản xuất không đảm bảo có thể tồn dư chất độc hại. Trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ bị ảnh hưởng nếu chất độc bị phôi ra. Nhất là với các loại ốp trang trí có chất dạ quang, các dung dịch đặc chứa kim tuyến.. càng độc đáo thì độ độc hại càng tăng lên. Chưa kể tới, một số loại ốp điện thoại được làm bằng cao su, có độ dày lớn. Khi sử dụng, điện thoại sinh nhiệt sẽ không thể thoát nhiệt, khiến máy nóng và rất dễ hỏng pin.

Bên cạnh mặt hàng đó, điều đáng để người tiêu dùng lưu tâm chính là phụ kiện sử dụng. Nó bao gồm sạc, cáp, tai nghe và sạc pin dự phòng. Đa phần với các mặt hàng này khi được bày bán ngoài vỉa hè, quán nhỏ… giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các cơ sở uy tín. Tuy nhiên, chúng đều có nguồn gốc không rõ ràng, mập mờ về chất lượng. Điển hình như với chiếc sạc dự phòng Xiaomi, trong các siêu thị, cửa hàng uy tín, giá của nó rơi vào 350.000 đồng/chiếc nhưng ra các quán vỉa hè, nó chỉ còn 90.000 đồng – 120.000 đồng/chiếc. Hay như với củ sạc điện thoại iphone, hàng chính hãng có giá khoảng 300.000 đồng – 500.000 đồng/chiếc nhưng bên ngoài, có nơi chỉ bán với giá 25.000 đồng/ chiếc.

Không có chuyện “ngon, bổ, rẻ”

Vì dùng nhiều, mức hao tổn cao nên việc mọi người phải thay thế phụ kiện điện thoại là điều tất yếu. Bên cạnh đó, một số người có nhu cầu sử dụng điện thoại cũ nên bắt buộc phải sử dụng phụ kiện không chính hãng. Tuy nhiên, giữa “ma trận” về chủng loại, giá cả đang khiến người tiêu dùng bối rối khi lựa chọn sản phẩm. Bên cạnh đó, khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra tạo điều kiện cho sản phẩm kém chất lượng tuồn vào. Khi người tiêu dùng không hiểu, ham rẻ vô tình rước nhầm 1 mối họa.

Trên thực tế đã chứng minh, hầu hết các sản phẩm củ sạc, cáp, pin dự phòng giá rẻ đều rất kém về chất lượng. Với các sản phẩm này, linh kiện bên trong thường bị lược bớt để giảm giá thành, sử dụng nhựa kém chất lượng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, chất lượng điện áp sẽ không ổn định dễ gây hỏng máy ngoài ra, rất dễ chập, nổ.

Trên thực tế đã chứng minh, hầu hết các sản phẩm củ sạc, cáp, pin dự phòng giá rẻ đều rất kém về chất lượng. Với các sản phẩm này, linh kiện bên trong thường bị lược bớt để giảm giá thành, sử dụng nhựa kém chất lượng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, chất lượng điện áp sẽ không ổn định dễ gây hỏng máy ngoài ra, rất dễ chập, nổ.

Anh Phạm Nhật Minh (chủ cửa hàng linh kiện điện thoại Nhật Minh, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Thông thường, sạc điện thoại là bộ phận chuyển đổi điện áp từ 220V xoay chiều xuống còn 5V một chiều để cung cấp cho pin. Quá trình này còn một bộ phận phản hồi, có tác dụng điều chỉnh để giữ cho mức điện áp luôn ổn định là 5V. Tuy nhiên với những bộ sạc giả, có thể bị lược bỏ một vài linh kiện điện tử hoặc có nhưng với chất lượng cực kém. Nên không thể cấp dòng điện ổn định cho pin, trong khi đó, pin điện thoại cũng là một thành phần khá nhạy cảm, thế nên nếu dòng điện vào không theo tiêu chuẩn quy định có thể gây nên các hiện tượng cực đoan như nóng bừng, thời gian dài có thể dẫn tới hỏng pin. Ngoải ra cục sạc với chất lượng linh kiện kém dễ dàng bị hỏng hóc, chập cháy, hay thậm chí là nổ”.

Chính những tiềm ẩn nguy hiểm từ phụ kiện điện thoại, nhất là nguy cơ hỏa hoạn, chập, giật, người dùng nên bổ sung một số kiến thức cơ bản để chọn lựa cho mình các phụ kiện đúng chuẩn để bảo vệ cho thiết bị và cả chính bản thân. Đừng vì ham rẻ mà mua phải những loại hàng kém chất lượng để rồi rước họa vào thân. Nếu không biết cách phân biệt, hãy tham khảo từ bạn bè, người quen hoặc tìm hiểu trên các trang tin công nghệ để tìm đến những nơi bán hàng uy tín, chính hãng để tìm cho mình những phụ kiện phù hợp với nhu cầu. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn tối đa, người dùng không nên vừa cắm sạc vừa sử dụng điện thoại.

Hồng Hải

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này