Sẽ đào tạo khoảng 9.000 tiến sĩ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

16:38 | 09/11/2017
Để phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn 2030, ngành giáo dục sẽ đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỉ lệ 35% (khoảng 9.000 tiến sĩ) tổng số giảng viên các cơ sở giáo dục đại học.
se dao tao khoang 9000 tien si de dap ung yeu cau doi moi giao duc Cần "bước nhảy" quan trọng từ giáo dục phổ thông
se dao tao khoang 9000 tien si de dap ung yeu cau doi moi giao duc Đề xuất lùi thời hạn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
se dao tao khoang 9000 tien si de dap ung yeu cau doi moi giao duc Giáo viên, cán bộ quản lý quyết định thành bại của đổi mới giáo dục
se dao tao khoang 9000 tien si de dap ung yeu cau doi moi giao duc Chuẩn giáo viên: Bao giờ đáp ứng được yêu cầu?

Đó là một trong những mục tiêu của Dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn 2030”.

Mục tiêu của dự thảo là đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm (gọi chung là cơ sở giáo dục đại học) có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn 2030, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước.

Theo đó, sẽ đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỉ lệ 35% (khoảng 9.000 tiến sĩ) tổng số giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, trong đó, đào tạo khoảng 5.000 tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường đại học có uy tín trên thế giới.

Từ 2017 đến 2025 mỗi năm tuyển chọn khoảng từ 600 - 700 nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài. Đào tạo khoảng 500 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài.

Từ năm 2017 đến năm 2025 mỗi năm tuyển chọn khoảng 60 - 70 người. Ngoài ra sẽ đào tạo khoảng 2.000 tiến sĩ tại các trường đại học đã được kiểm định ở Việt Nam. Thu hút khoảng 1.500 tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các trường đại học tại Việt Nam. Bên cạnh đó, 100% cán bộ quản lý là chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng/viện trưởng, hiệu phó/phó viện trưởng được bồi dưỡng về quản trị trường đại học.

Đối với giảng viên, 100% giảng viên được bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, về năng lực phát triển chương trình đào tạo, năng lực giảng dạy theo phương pháp hiện đại, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin .

Đối tượng được đào tạo thuộc đề án này là giảng viên và cán bộ quản lý thuộc các cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc. Giảng viên và cán bộ quản lý thuộc các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên (bao gồm các trường đại học sư phạm và các trường cao đẳng sư phạm) trên toàn quốc.

Những người đã có trình độ tiến sĩ đang công tác tại nước ngoài hoặc các đơn vị khác có nguyện vọng công tác tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu viên và các cá nhân đã có trình độ thạc sĩ và tương đương có nguyện vọng đạo tạo thành tiến sĩ để trở thành giảng viên các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.

Đề án sẽ thực hiện công bằng, tạo sự bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học công lập và các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

Để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững, Đề án được xây dựng theo quan điểm tích hợp các đề án, chương trình liên quan đã và đang triển khai, đảm bảo tính thiết thực, cạnh tranh và nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa cơ sở giáo dục đại học, đối tượng thụ hưởng Đề án và Nhà nước.

Theo Hồng Hạnh/Dân trí

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này