Quan trọng người tiêu dùng được hưởng lợi

10:00 | 06/10/2017
Tại ngã tư Tây Sơn - Thái Thịnh mặc dù phía đường rẽ từ Thái Thịnh đi Tây Sơn đèn đỏ chuẩn bị hiện, mọi người đi xe máy dừng lại thì chiếc taxi truyền thống vẫn bấm còi inh ỏi cố tình vượt. Dẫu phía sau taxi vẫn ghi dòng chữ nghe rất não lòng đại loại Nhà nước mất 1.400 tỷ đồng tiền thuế…!
tin nhap 20171006094921 Về việc cấm taxi truyền thống hoạt động tại một số tuyến phố: Hiệp hội taxi Hà Nội lên tiếng
tin nhap 20171006094921 Khách hàng được hưởng lợi
tin nhap 20171006094921 Taxi truyền thống: Đổi thay hay lụi tàn?

Trong một nền kinh tế hiện đại, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ hai tiêu chí: Lợi nhuận, đóng thuế cho nhà nước và làm hài lòng người tiêu dùng (giá cả và chất lượng) cũng như sự an toàn. Nếu xét các tiêu chí trên phải khẳng định kể cả xe ôm truyền thống, tắc xi truyền thống không bằng xe ôm, taxi công nghệ. Chỉ lấy hai ví dụ điển hình: Sự an toàn, chỉ cần gọi một chiếc xe ôm grap, người đi có thể biết hồ sơ người chở mình là ai? Hình hài thế nào? Bởi thế nếu có vấn đề gì sẽ trực tiếp liên hệ với công ty hay cơ quan công an. Cạnh đó, xét về yếu tố giá, xe ôm, taxi công nghệ di chuyển trong tuyến ngắn, với cách thức quản lý hiện đại nên giá cả rất phải chăng. Cụ thể, có lần đi từ Khương Thượng đến Bệnh viện Nhi Trung ương người đi không mất tiền, vì đúng giờ khuyến mãi, còn thông thường giá cũng chỉ vài chục nghìn đồng. Nếu đi taxi truyền thống, ít nhất cũng phải trả 50 nghìn đồng. Đã thế, đa số xe của các hãng công nghệ đều chất lượng tốt.

tin nhap 20171006094921
Các hãng taxi truyền thống kiến nghị cần sự công bằng. nh: Đức Hà

Đấy là xét về sự tiện lợi cho nhân dân. Còn nếu đứng ở góc độ quản lý nhà nước. Một doanh nghiệp khi chào đời, bổn phận của cơ quan chức năng phải quản lý được. Thế nên, thời gian qua không ít thông tin lùm xùm vì chuyện “thuế má” của các hãng xe công nghệ, thực ra đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, vừa qua Hiệp hội taxi TP Hồ Chí Minh (HCM) vừa gửi Công văn số 19/HHTX-2017 đồng tình với các nội dung kiến nghị của Hiệp hội taxi Hà Nội đối với Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về việc thí điểm hợp đồng điện tử cho xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Theo Hiệp hội taxi TP.HCM, trên thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước không thể quản lý được hết toàn bộ số xe tham gia thí điểm hợp đồng điện tử (như Uber, Grab…). Việc kiểm tra các xe này rất khó khăn, hầu hết các xe này không dán logo, phù hiệu hợp đồng…

Đặc biệt, Hiệp hội taxi TP.HCM cũng cho rằng Grab và Uber đang triển khai các chương trình khuyến mãi, chính sách cước thấp… nhằm cạnh tranh và triệt tiêu các hãng taxi truyền thống. Trước đó, Hiệp hội taxi Hà Nội đã gửi kiến nghị cho Bộ GTVT về việc phải dừng khẩn cấp hoạt động Uber, Grab trước thời điểm kết thúc Đề án thí điểm là 31/12/2017. Đồng thời, phải quy định quản lý Uber, Grab giống như taxi truyền thống về số lượng xe, chất lượng dịch vụ, phạm vi hoạt động…Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng, do cơ quan quản lý Nhà nước có sự buông lỏng về quản lý nên số lượng xe hợp đồng điện tử thời gian qua đã tăng vọt lên tới con số 50.000 xe (theo tính toán của hiệp hội này). Do đó, kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước phải cấp hạn ngạch cho Uber, Grab cùng với các hãng taxi; dán logo biểu trưng cho xe hợp đồng điện tử, xe phải có phù hiệu riêng… để dễ dàng nhận biết.

Việc hai hiêp hội taxi ở hai thành phố lớn nhất cả nước đưa ra kiến nghị là có lý do của họ. Người viết không bình luận, song đứng ở góc độ thị trường, trong một nền kinh tế thị trường, cái mà người tiêu dùng quan tậm nhất là giá thành, chất lượng, độ an toàn của sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra thế nào mà thôi. Còn khâu quản lý là thuộc chức năng của cơ quan chuyên môn.

H.Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này