Đạo đức người làm báo trong kỷ nguyên số

Cơ hội cũng là thách thức

16:54 | 18/03/2017
Không thể phủ nhận sự tiến bộ của kỹ thuật số và mạng Internet đã giúp báo chí có sự phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số khi có quá nhiều thông tin không chính xác, sai sự thật, thông tin tiêu cực, vô bổ…thì vấn đề đạo đức báo chí lại nóng hơn bao giờ hết.
co hoi cung la thach thuc Gần 1.400 tư liệu, hiện vật được hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam
co hoi cung la thach thuc Hội thảo "Nhà báo Lưu Quý Kỳ với báo chí cách mạng Việt Nam"
co hoi cung la thach thuc Khai mạc Hội báo toàn quốc 2017

Tại Hội báo Toàn quốc năm nay, Diễn đàn "Đạo đức người làm báo trong kỷ nguyên số" là một điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn cao, thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí, người làm báo và công chúng báo chí.

co hoi cung la thach thuc
Diễn đàn "Đạo đức người làm báo trong kỷ nguyên số" được tổ chức trong khuôn khổ Hội báo Toàn quốc 2017.

Tại diễn dàn, rất nhiều nhà báo bàn luận sôi nổi xung quanh các nội dung liên quan đến đạo đức người làm báo. Cùng với Luật Báo chí, đạo đức có vai trò to lớn trong hoạt động báo chí, hoạt động tác nghiệp của từng nhà báo, từng hội viên. Nhưng các nhà báo phải có trách nhiệm cũng như bản lĩnh để tránh vi phạm đạo đức trong quá trình làm báo. Bởi lẽ, bắt tay vào hoạt động tác nghiệp, hàng trăm thứ cám dỗ: câu view bằng đặt tít để trực lợi, ăn cắp bản quyền qua mạng, bất chấp tổn hại đưa thông tin nhằm có lợi cho nhóm hoặc cá nhân; xa rời tôn chỉ mục đích, không quan tâm đến chữ tâm, không quan tâm đến thuần phong mỹ tục, lợi ích của cộng đồng, quốc gia, dân tộc.

co hoi cung la thach thuc
Diễn đàn thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí, người làm báo và công chúng báo chí.

Không thể phủ nhận, kỷ nguyên số thổi sinh khí mới cho thông tin bùng nổ khắp hành tinh. Mọi sự kiện tự nhiên và xã hội; sự vụ, vấn đề liên quan đến cuộc sống xã hội, đến cộng đồng đây đó, mọi người đều sớm biết, thậm chí chỉ trong tích tắc. Nhà báo Nguyễn Uyển - Nguyên Trưởng ban công tác Hội - Hội Nhà báo Việt Nam nhận định, tính ưu việt của công nghệ thông tin, của phương tiện tác nghiệp và thông tin như: laptop, ipad, điện thoại thông minh khi kết nối với Internet giúp cho chúng ta bao việc từ tra cứu tài liệu, từ điển đến cất giữ, sao chép, gửi thư từ, tin nhắn, bài vở về địa điểm trình duyệt; đến việc tiếp nhận thông tin của các loại hình báo chí, báo hình, báo nói, báo viết đến báo ảnh và Facebook cá nhân.

Không ít nhà báo cao niên, tiếc nuối: Thời chúng ta chỉ cây bút, trang giấy, máy ảnh và chiếc máy ghi âm "khủng" đã là oách lắm rồi. Nay phương tiện tác nghiệp đủ đầy, nhỏ gọn, thanh lịch, đa năng... cứ là "3 - 4 trong một" như máy ảnh số, điện thoại di động, ipad, máy ghi hình...v.v... cơ man tiện ích; giúp chúng ta thực hiện công việc dễ thành công. Với nghề báo, công nghệ thông tin mới giúp chúng ta xử lý thông tin nhanh hơn (viết trên máy tính); nhận thông tin chính xác hơn (ghi âm, chụp hình). Truyền thông tin nhanh hơn (qua internet). Đo chất lượng và giá trị thông tin cũng nhanh và rõ hơn (qua phản hồi của bạn đọc)...

Nhà báo Trần Lan Anh, Phó Tổng Biên tập - Báo Nhà báo & Công luận, nhận định: "Nhà báo Facebook, làm báo Mobile… đó là những khái niệm còn mới ở Việt Nam nhưng đang là xu hướng phát triển của báo chí thế giới. Xu hướng này đã khiến các tòa sọa báo tại Việt Nam phải guồng chân tăng tốc để chiếm thị phần trong miếng bánh thông tin ngày càng chật hẹp. Làm sao để độc quyền thông tin, làm sao để thu hút độc giả là những câu hỏi làm đau đầu tất cả các nhà quản lý báo chí"

Cũng theo nhà báo Trần Lan Anh, nảy sinh cơ hội thì cũng đối đầu với nhiều thách thức. Thông tin độc quyền, nhanh, mới làm nên đẳng cấp nhiều tờ báo đồng thời cũng thể hiện mặt trái khi thông tin đen, thông tin giả thiếu kiểm chứng xuất hiện ngày càng nhiều. Không nóng thì không còn là báo chí. Chối bỏ hiện thực càng không phải là báo chí. Nhưng nhà báo trước khi phóng chiếu cho xã hội thấy về một vấn đề, có khi nào tự hỏi liệu mình đã cố gắng đến gần nhất sự thật chưa? Và có cần chỉ "quăng" cho bạn đọc thật nhiều những sự thật đen tối trần trụi để gây sốc, mà lãng quên, cắt bỏ đi nhiều mảng sáng quanh nó? Là những câu hỏi trăn trở của các nhà báo nói chung.

Theo nhà báo Ngọc Thành, Thư ký Ban biên tập Tạp chí Người Làm Báo, Hội Nhà báo Việt Nam, việc xử phạt nghiêm trả lại bầu không khí lành mạnh trong thông tin báo chí, đảm bảo ổn định và phát triển đất nước là cần thiết. Những sản phẩm "truyền thông bất lương" làm ảnh hưởng tới chất lượng chung của nền báo chí nước nhà, tới uy tín của những nhà báo chân chính cần phải được loại bỏ.

Việc nhiều tờ báo liên tiếp bị xử phạt, đình bản và thậm chí tước giấy phép, nhiều nhà báo bị phê bình, kỷ luật trong thời gian gần đây cho thấy sự kiên quyết của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc lập lại trật tự, xiết chặt kỉ cương trong lĩnh vực báo chí, quyết tâm làm trong sạch đội ngũ những người làm báo để bảo vệ sự trong sáng và niềm tự hào của đội ngũ những người làm báo chân chính.

Phương Bùi

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này