Đền thờ Trịnh Khả ở Thanh Hóa xuống cấp nghiêm trọng

05:05 | 16/08/2016
Đền thờ Trịnh Khả ở Thanh Hóa được công nhận di tích lịch sử quốc gia, nhưng hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng và trở nên hoang tàn.
tin nhap 20160816004401 Di tích lịch sử cổng làng Mông Phụ nứt nghiêm trọng
tin nhap 20160816004401 Vai trò của báo chí trong bảo tồn di tích văn hóa
tin nhap 20160816004401 Chùa Hương đón 180 nghìn lượt khách ngày khai hội
tin nhap 20160816004401 Ngôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sập
tin nhap 20160816004401 Trùng tu, tu bổ di tích: Bao giờ hết “thảm họa”?

Hiển Khánh Vương Trịnh Khả (1391 – 1451) người làng Kim Bôi, huyện Vĩnh Ninh, phủ Thanh Hóa (nay là làng Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Trịnh Khả là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia Hội thề Lũng Nhai.

tin nhap 20160816004401
Đền thờ Trịnh Khả đang xuống cấp

Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, ông đã tham gia hàng trăm trận đánh với tư cách là vị tướng trẻ dũng cảm giỏi mưu lược chỉ huy quân thiết đột. Ông có công lớn và nổi tiếng trong các trận đánh Xa Lộc, Ninh Kiểu, Lãnh Câu (cửa ải Lê Hoa ở tỉnh Hà Giang, giáp Trung Hoa) và được phong đến chức Thượng tướng.

Năm 1428, khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, Trịnh Khả được phong Tả lân hổ vệ tướng. Sau được giao chức Hành quân tổng quản xa kỵ chư quân sự đồng tổng quản và được mang họ vua – Lê Khả. Thời vua Lê Thái Tông (1434-1442), ông được phong Thiếu Bảo tham tri chính sự rồi thăng chức Thiếu úy.

Ông có công trong khi đánh Chiêm Thành (1446), lập Bí Cai làm vua nước Chiêm, được phong thưởng tước Bình chương quân quốc trọng sự thượng trụ quốc. Năm 1448, ông nhận lệnh vào đôn đốc cục Bách tác xây dựng miếu điện ở Lam Kinh và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sau khi mất, vua Lê Thánh Tông đã truy tặng ông là Thiếu Phó Liệt quốc công, lại gia tặng Thái úy liệt quốc công. Sau truy phong là Hiển Khánh Vương, truyền sắc chỉ dùng ngôi miếu ở làng Kim Bôi làm đền thờ ông. Văn bia do Nguyễn Mộng Tuân, người cùng với Trịnh Khả tham gia khởi nghĩa Lam Sơn đã viết “Trịnh Khả ra ngoài làm quan võ, vào triều làm quan văn, gắn bó vui lo cùng đất nước, lớn lao hay”.

Mặc dù là di tích cấp quốc gia nhưng hiện nay, các hạng mục công trình hiện có của di tích Bia và Đền thờ Trịnh Khả đã bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Nhất là nơi hậu cung, tiền đường sập bất cứ lúc.

Có thể nói đền thờ Trịnh Khả trông như ngôi nhà bỏ hoang, điêu tàn và không còn là nơi cho người dân đến thắp hương tưởng nhớ đến ông. Nhiều người còn không thể tin rằng đền thờ của vị tướng một thời và là một Di tích lịch sử quốc gia lại xuống cấp đến như vậy.

Trao đổi vấn đề này, ông Trịnh Ngọc Ngân, cán bộ văn hóa xã Vĩnh Hòa cho biết, năm 1993, Đền và Bia Trịnh Khả được công nhận Di tích lịch sử quốc gia. Sau khi được công nhận, chính quyền và nhân dân địa phương đã trùng tu tôn tạo lại đền.

Năm 2008, di tích xuống cấp trầm trọng và xã có báo cáo việc này lên huyện và đã được phê duyệt một dự án với tổng số tiền lên đến 15 tỷ đồng, nhưng tỉnh chỉ phê duyệt được 9,8 tỷ đồng.

Năm 2010, huyện Vĩnh Lộc tổ chức khởi công, nhưng sau đó kinh phí chỉ được cấp gần 1 tỷ đồng. Số tiền này chỉ chi vào việc khảo sát, thiết kế và bao tường rào xung quanh. Cho đến nay công trình dang dở và xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt người dân và khách thập phương không có nơi để thắp hương, tưởng nhớ.

Một số hình ảnh tại Đền thờ Trịnh Khả đang xuống cấp

tin nhap 20160816004401
tin nhap 20160816004401
tin nhap 20160816004401
tin nhap 20160816004401
tin nhap 20160816004401
tin nhap 20160816004401
tin nhap 20160816004401
tin nhap 20160816004401
tin nhap 20160816004401
tin nhap 20160816004401

Trịnh Tuyên

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này