Ngôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sập

Trải qua 300 năm dâu bể, di tích đình Thông Tây Hội đã xuống cấp, mối mọt tấn công, hư hại tứ bề.
Trùng tu, tu bổ di tích: Bao giờ hết “thảm họa”?
BIDV hỗ trợ vốn trùng tu Chùa Wathat – Vua Xayxettha (Lào)
Thảm thương di tích quốc gia bị trùng tu như phá

Hơn 300 năm trước, những bậc khai canh xứ Bắc mang gươm mở cõi Nam tiến đã lập đình Thông Tây Hội (107/1 Nguyễn Văn Lượng, phường 11, quận Gò Vấp, TP.HCM) làm nơi phụng thờ hương khói hai vị hoàng tử con vua Lý Thái Tông. Đình thuở ban sơ chỉ là mái lá, cột kèo tre giữa bốn bề cây cối. Cuối thế kỷ 18, cư dân bản địa nâng cấp đình to đẹp như ngày nay: 12 nếp nhà cổ và một nếp nhà mới được xây trên 800 m2.

12 nhà cổ được xây vào lần phục dựng năm 1883 gồm võ ca, nhà chầu, chánh điện và nhà hội sở.

Qua bao thăng trầm, đình đã xuống cấp ở các hạng mục như cụm nhà võ ca gồm bảy nếp thì nay đã sụp đổ bốn nếp, hỏng mái một nếp, chỉ còn lại hai nếp. Cụ Nguyễn Văn Tý (80 tuổi), trưởng ban quản lý di tích đình Thông Tây Hội, người từng có trên 30 năm gắn bó với việc quét tước, đuổi mối mọt ở đình xót xa: “Cột gỗ đa phần bị mối mọt tấn công, nước ngấm vào hư nát. Nhìn bề ngoài thì đỏ rực màu sơn nhưng kỳ thực bên trong mục rỗng khi nào không hay, rơi xuống là thành cát bụi cả”.

Ngôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sập
Đình Thông Tây Hội hơn 300 tuổi đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Nguyễn Tân
Ngôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sập
Phần nhà hội sở đã hư hỏng nặng do mối mọt. Ảnh: Nguyễn Tân
Ngôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sậpNgôi đình cổ nhất Nam Bộ có nguy cơ sập
Nhiều cột gỗ hỏng cả gốc và thân có thể gãy đổ bất cứ lúc nào. Ảnh: Nguyễn Tân

Đình Thông Tây Hội tọa lạc ở khu đất cao ráo nhất làng Hạnh Thông Tây nhưng trải qua chinh chiến, biến thiên sinh tồn, đất đai xung quanh đình được tôn cao, đình thấp xuống, nước vào khó tiêu thoát.

Những bậc cao niên quanh vùng kể lại, xưa đình nhỏ, mái lá tranh tre nằm giữa khu làng trồng hoa quả với bộn bề khó nghèo cùng man man huyền tích. Nhưng dù khó khăn, chốn linh thiêng vẫn được bà con chăm chút phụng thờ, khói hương. “Như chúng tôi, cũng là người dân cả, không đủ sức kham nổi. Vừa rồi cột bị mọt đục rỗng, anh em góp tiền, góp công khoét ra để trét keo vào. Phần nhỏ thì mình làm được, chứ lớn thì không đủ điều kiện” - ông Tý cho hay.

Nhìn khu nhà hội sở bên hông trái chánh điện với nhiều cột gỗ đã mối mọt, mái ngói âm dương thủng lỗ chỗ, ông Tý xót xa: “Nếu không kịp thời khôi phục thì khu nhà này sẽ sập mất, ngày nắng nhìn còn đỡ chứ mưa thì dột nát, nước tràn lênh láng xuống nền như xát muối vào gan ruột”.

Có thể sẽ trùng tu vào đầu năm 2016

Năm 2015, Sở VH&TT TP.HCM hoàn chỉnh hồ sơ xin trùng tu đình gửi Bộ VH-TT&DL. Bộ đã thẩm định dự án rồi nhưng nguồn vốn của Bộ rót xuống chỉ có 300 triệu đồng thôi, trong khi một công trình lớn như vậy cần khoảng 3,7 tỉ đồng. Số tiền còn lại TP phải đối ứng.

TP đã đề nghị lấy kinh phí của quận nhưng quận cũng rất khó khăn nên đã đề nghị đưa lại lên TP. UBND TP.HCM đã chuyển hồ sơ cho Sở KH&ĐT xem xét, nếu được phê duyệt thì đầu năm 2016 đình Thông Tây Hội sẽ có nguồn vốn để trùng tu. Trung tâm đã thực hiện một cuộc khảo sát về tất cả di tích trong TP và chuẩn bị báo cáo cho Sở VH&TT. Trong năm 2016, TP sẽ tập trung bảo tồn, trùng tu khoảng năm đến sáu công trình di tích trọng điểm trong đó có đình Thông Tây Hội.

Phương án trùng tu đình này là phục dựng lại như cũ bằng các vật liệu thay thế, chỉ giữ lại các bệ đá. Trung tâm đã chụp ảnh các chi tiết và hoàn tất bản vẽ. Việc tìm kiếm các cột gỗ thay thế sẽ rất khó khăn và không dễ có được trong một thời gian ngắn.

Khác với các cơ sở tôn giáo, việc phát huy và thu hút vốn xã hội hóa từ các đình, làng là cực kỳ khó khăn bởi quá trình đô thị hóa trong các quận nội thành diễn ra rất nhanh, người dân thực sự gắn bó với mảnh đất đó không còn nhiều nữa. Chỉ có một số quận ngoại thành, các ngôi đình có sự gắn kết truyền đời với người dân ở đó thì có thể tự trang trải như đình Phú Lạc, đình Hưng Long, đình Tân Thới…

Ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn
và Phát huy giá trị di tích-lịch sử TP.HCM.

Theo Nguyễn Tân - Hồng Minh/Phapluattp.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Long Biên.
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(LĐTĐ) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động