Viêm gan - “sát thủ” thầm lặng

14:20 | 28/07/2016
Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan, ung thư gan phát triển nhanh nhất trong các bệnh lây nhiễm, ảnh hưởng lớn đến đời sống và kinh tế của người bệnh.
viem gan sat thu tham lang Gian nan nghề giám định pháp y
viem gan sat thu tham lang Viêm gan C âm thầm 'giết người' khủng khiếp thế nào?
viem gan sat thu tham lang Hưởng ứng ngày phòng chống viêm gan thế giới 2014
viem gan sat thu tham lang Virus viêm gan, “sát thủ thầm lặng”
viem gan sat thu tham lang Khai trương phòng tư vấn viêm gan miễn phí

Vì vậy, người dân cần chủ động phòng bệnh.

Cả nhà nhập viện vì… viêm gan

Đầu tháng 7 qua, thông tin về trường hợp một trường hợp gia đình ở Khánh Hòa có hầu hết các thành viên được chẩn đoán mắc ung thư gan đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là trường hợp gia đình ông H.T.T (60 tuổi) được chẩn đoán ung thư gan sau tình trạng sốt kéo dài nhiều ngày, mặt nổi sần. Lúc đó, khối u đã 4,5cm. Theo ông T., mẹ ông, em trai ông đều đã mất vì ung thư gan. Anh trai ông T. cũng đang phải điều trị ung thư gan tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy. Theo PGS.TS Bùi Hữu Hoàng – Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, trường hợp gần hết cả nhà bị ung thư gan như gia đình ông T. không phải hiếm. Tại BV đã từng gặp những gia đình có 5 – 10 người thì tất cả đều bị ung thư gan và nhiều người đã mất vì căn bệnh này sau một thời gian ngắn khi phát hiện bệnh.

viem gan sat thu tham lang
Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Hay như trường hợp của thầy giáo T.V.T (43 tuổi, Đồng Nai) cũng phát hiện khối ung thư gan sau một thời gian dài thường xuyên sốt cao. Theo tiền sử gia đình, mẹ đẻ của thầy T. cũng qua đời vì ung thư gan. Nhà có 3 anh em, cả ba người cũng đều mắc viêm gan, trong đó người em út đã qua đời ở tuổi 37. Tại BV Nhiệt đới T.Ư, số bệnh nhân nhập viện vì viêm gan B, C ngày một gia tăng. Chia sẻ của rất nhiều bệnh nhân đang điều trị tại BV cho thấy, hầu hết đều không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi nhập viện vì các triệu chứng sốt cao nhiều ngày. Chị Nguyễn Lan H. (30 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) điều trị khi đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ cho biết, chị phát hiện viêm gan B khi làm các xét nghiệm trước sinh. Trước đó, chị không hề biết mình bị mắc bệnh vì không có biểu hiện vàng da, vàng mắt, mọi sinh hoạt trong cuộc sống hoàn toàn bình thường. Lo lắng nhất của chị bây giờ là đứa con trong bụng cũng bị nhiễm viêm gan B.

Nâng cao điều trị dự phòng

Sáng 28/7, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày viêm gan thế giới nhằm kêu gọi toàn dân nâng cao nhận thức và cách phòng ngừa căn bệnh này.

Theo thống kê của Bộ Y tế, viêm gan virus đứng thứ ba trong số nguyên nhân gây tử vong ở nước ta, chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm gan siêu vi B. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trung bình 8 - 25% dân số, viêm gan C 2,5 - 4,1% dân số. Bên cạnh đó còn ghi nhận các trường hợp viêm gan A, D, E. Đặc biệt trong nhóm người tiêm chích ma túy có đến 54% mắc viêm gan siêu vi C. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – BV Nhiệt đới T.Ư cho biết, bệnh nhân mắc viêm gan giai đoạn đầu thường có các triệu chứng rất mơ hồ như mệt mỏi, chán ăn, tiểu hơi vàng, sốt nhẹ (ít gặp) nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành viêm gan mãn tính và một số có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Theo bác sĩ Cấp, điều trị dự phòng là biện pháp tốt nhất để phòng chống viêm gan. Trong đó, đối với trẻ em tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người dân không nên dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể; Tuyệt đối không chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ. Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần. Đối với người mắc bệnh viêm gan, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình điều trị của bác sĩ.

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này