Giải pháp hoạt động CĐ trong thời kỳ hội nhập

Đảm bảo tốt phúc lợi cho NLĐ

22:45 | 06/05/2016
Sáng 6.5 tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN và  Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học “Truyền thống phong trào công nhân, bài học đổi mới và giải pháp hoạt động CĐ  trong thời gian tới”.
dam bao tot phuc loi cho nld Để Tháng Công nhân thực sự là “Tết lao động”
dam bao tot phuc loi cho nld LĐLĐ TP. Hà Nội tặng 1.200 suất quà cho CNLĐ
dam bao tot phuc loi cho nld Nâng cao kiến thức pháp luật trong CNLĐ
dam bao tot phuc loi cho nld LĐLĐ TP.Hà Nội tặng 100 triệu đồng cho CNLĐ nghèo
dam bao tot phuc loi cho nld Công đoàn cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động
dam bao tot phuc loi cho nld Tác động của Hiệp định TPP đối với tổ chức công đoàn
dam bao tot phuc loi cho nld
Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường phát biểu khai mạc hội thảo

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Phạm Thế Duyệt – nguyên Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Lâm Phương Thanh - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Bùi Văn Cường - Ủy viên T.Ư Đảng Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; GS.TS Phùng Hữu Phú – nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư; Đặng Ngọc Tùng- nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

Cùng hơn 50 đại biểu đến từ các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các nhà khoa học đầu ngành, đã có nhiều năm nghiên cứu về phong trào công nhân, tổ chức CĐ  Việt Nam thuộc Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện CN và CĐ , Trường Đại học CĐ  Việt Nam; lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Tổng LĐLĐVN, đại diện các Ban, đơn vị và một số LĐLĐ, TP, CĐ ngành T.Ư, CĐ Tổng Cty trực thuộc Tổng LĐLĐVN…

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên T.Ư Đảng Chủ tịch Tổng LĐLĐVN nhấn mạnh: Ý nghĩa lịch sử của Ngày Quốc tế lao động và Sắc lệnh số 56.SL đã để lại cho phong trào CN, hoạt động của tổ chức CĐ  Việt Nam những bài học kinh nghiệm rất có giá trị về tập hợp, đoàn kết và chăm lo, bảo vệ quyền lợi thiết thân của CN lao động.

Những bài học đó càng đặc biệt có giá trị khi nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Hội thảo là một diễn đàn khoa học quan trọng nhằm đúc kết bài học kinh nghiệm từ ý nghĩa lịch sử của Ngày Quốc tế lao động 1.5 và Sắc lệnh số 56.SL, đề xuất, kiến nghị giải pháp thúc đẩy phong trào công nhân, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức CĐ Việt Nam trong tình hình mới, trước những thách thức đặt ra khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

dam bao tot phuc loi cho nld
Quang cảnh hội thảo

Những thách thức của tình hình mới đang đặt ra các các đòi hỏi cấp bách đối với tổ chức CĐ . Hy vọng thông qua hội thảo này, tổ chức CĐ Việt Nam sẽ nhận được những gợi mở để có câu trả lời cho những đòi hỏi như: Phương thức hoạt động của tổ chức CĐ Việt Nam phải đổi mới như thế nào? Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động phải thực hiện như thế nào?

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ, sâu sắc ý nghĩa lịch sử to lớn của Ngày Quốc tế lao động 1/5 và Sắc lệnh số 56/SL ngày 29/4/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành quy định quyền được nghỉ làm việc có hưởng lương vào Ngày Quốc tế lao động, qua đó khẳng định truyền thống vẻ vang, vai trò của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đồng thời, các ý kiến tham luận cũng nhằm đúc kết kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị giải pháp thúc đẩy phong trào công nhân, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trước những thách thức của thời kỳ mới, nhất là khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Đồng chí Phạm Thế Duyệt – nguyên Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng:để đại diện và chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ tốt hơn, hoạt động công đoàn thời gian tới cần rất nhiều đổi mới. Quan trọng nhất, phải bám sát đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và xây dựng giai cấp công nhân nói riêng; coi trọng phối hợp với chính quyền, cơ quan hữu quan, các tổ chức chính trị-xã hội và người quản lý, người sử dụng lao động để tạo thành sức mạnh tổng hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn.

Khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn Thủ đô tham gia phúc lợi cho NLĐ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết: LĐLĐ TP Hà Nội đã làm rất tốt công tác chăm lo phúc lợi cho NLĐ.

Trong đó đều đặn hàng năm LĐLĐ phối hợp với UBND và các sở, ban ngành tổ chức hội nghị tiếp xúc lắng nghe và giải quyết các kiến nghị của CNLĐ, cán bộ CĐCS và DN. Đã có 80 kiến nghị của NLĐ và chủ sử dụng lao động được giải quyết.

Hằng năm các cấp CĐ Thủ đô còn chủ động hoặc phối hợp triển tra việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ. Hoạt động xã hội từ thiện tiếp tục được đẩy mạnh, như hỗ trợ, xây dựng sửa chữa mái ấm công đoàn, trợ cấp cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức các chuyến xe miễn phí đưa đón công nhân về quê đón tết…

Những việc làm thiết thực trên đã giúp CNLĐ vơi bớt khó khăn yên tâm công tác và thực sự tin tưởng và gắn bó với tổ chức công đoàn.

Để đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho NLĐ trong các khu công nghiệp, chế xuất, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và lãnh đạo TP Hà Nội, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tạo điều kiện cho các DN đầu tư vào địa bàn để phát triển sản xuất, đồng thời tạo việc làm và phúc lợi cho NLĐ.

Cùng với đó tích cực thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ như BHXH, BHYT, BHTN…Quan tâm vấn đề nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo cho con CN để đảm bảo việc gửi con cho của CNLĐ.

Ngoài ra cần quan tâm đào tạo tay nghề cho NLĐ nhất là trong điều kiện hội nhập và thực hiện hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) như hiện nay. Bởi đào tạo cho NLĐ theo cách truyền thống chưa thể đạt được chất lượng cao. Đặc biệt phải chú trọng dạy ngoại ngữ cho NLĐ, đảm bảo điều kiện giao tiếp của NLĐ với chủ sử dụng là người nước ngoài, để NLĐ tự tin và thuận lợi hơn trong công việc.

Trần Vũ 

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này