Vận động "mua sắm không dùng túi ni-lông" để bảo vệ môi trường

18:18 | 14/07/2021
(LĐTĐ) "Ô nhiễm trắng" là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô nhiễm do túi ni-lông gây ra cho môi trường. Ô nhiễm trắng xảy ra khi con người xử lý túi ni-lông đã qua sử dụng không đúng cách, với hàng loạt hệ lụy khôn lường…
Huyện Thanh Oai thu 400 triệu đồng tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội Sẵn sàng các phương án, không để dịch Covid-19 lây lan trong khu công nghiệp Chuyện về người thợ từ "hai bàn tay trắng" trở thành "đôi tay vàng"

Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, mỗi năm trên toàn thế giới, con người đã sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi ni-lông. Do đó, chất thải từ những chai nhựa hay túi ni-lông được tính đủ để phủ kín gấp bốn lần diện tích bề mặt Trái đất và có trong đó có khoảng 13 triệu tấn rác được cho là nhựa, túi ni-lông được thải ra đại dương gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.

undefined
Việc lạm dụng sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, các sản phẩm nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường với môi trường.

Việc lạm dụng sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, các sản phẩm nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường với môi trường, về lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự an toàn chung của thế giới.

Tại Việt Nam, vấn nạn "ô nhiễm trắng" đang ngày càng gia tăng lên đến mức báo động. Theo thống kê, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải là nhựa bị đổ ra biển, trung bình mỗi hộ gia đình Việt Nam đã thải ra hơn 1 túi ni-lông mỗi ngày và hàng triệu túi ni-lông được sử dụng thải ra môi trường hàng ngày.

Nguyên nhân là bởi hiện nay các sản phẩm nhựa và túi nilon đã trở thành những vật dụng phổ biến và trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của con người. Không thể phủ nhận sự tiện ích từ các sản phẩm từ nhựa và túi ni-lông nhưng cũng chính vì sự tiện lợi đó trở thành tác nhân lớn gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

Theo các chuyên gia phân tích, đối với túi nilon được thải ra môi trường, thì cần ít nhất thời gian phân hủy là 100 năm, còn đối với chai nhựa thì cần ít nhất là 200 năm - đó là một con số đáng báo động. Nếu xét về quỹ thời gian đó, rác thải nhựa không được phân hủy, mà tồn tại sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu đối với môi trường, đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Phóng sự dưới đây là về Chuỗi hoạt động vì cộng đồng do Touch và những người bạn cùng thực hiện. Theo kế hoạch của dự án, tuần lễ “Triển lãm ảnh và nghệ thuật sắp đặt - Mua sắm không dùng túi ni-lông”.

Mới đây, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện chuỗi hoạt động cộng đồng với tên gọi "Mua sắm không dùng túi ni-lông" nhằm thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những sự thay đổi trong việc nói "không" với túi ni-lông khi đi mua sắm và thúc đẩy túi tái sử dụng.

Nổi bật trong chuỗi hoạt động lần này là "Triển lãm ảnh và nghệ thuật sắp đặt - Mua sắm không dùng túi ni-lông". Tuần lễ triển lãm sẽ được bắt đầu từ 17/7 tới đây và được tổ chức tại Big C Thăng Long, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. Ngoài ra, chuỗi hoạt động của dự án cũng sẽ công bố MV ca nhạc và phim ngắn với sự tham gia của những diễn viên, nghệ sĩ nổi tiếng trong thời gian tới.

Phạm Linh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này