Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh

19:08 | 27/11/2020
(LĐTĐ) Với mong muốn tận dụng những phế phẩm của làng nghề như mùn cưa, rơm rạ, gia đình bà Phạm Khánh Hương, thôn Châu Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình trồng nấm. Theo bà Hương, so với việc trồng rau và cấy lúa, mô hình trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần.
Cận cảnh mô hình nuôi cá hồi trên núi của người H’Mông tại thị xã Sa Pa Nhân rộng các mô hình hay trong công tác bảo vệ môi trường Huyện Thường Tín: Chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất nấm Vân Hương trong những ngày giữa tháng 11. Men theo con đường nhỏ, cơ sở sản xuất nấm Vân Hương nằm tại một khu đất rộng bao quanh là những ruộng lúa đang chín vàng. Bên trong xưởng, chúng tôi gặp bà Phạm Khánh Hương đang dùng chiếc dao nhỏ để rạch những bịch nấm hình trụ cao khoảng 20 cm.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Hương cho biết, gia đình bà bắt đầu trồng nấm từ năm 2014, tuy nhiên, phải tới năm 2016, gia đình bà Hương mới quyết định mở rộng quy mô sản xuất. Được sự hỗ trợ của Phòng kinh tế huyện Đông Anh, gia đình đã được hỗ trợ đầu tư một số máy móc phục vụ công việc sản xuất nấm như cabin hấp, nồi hơi, máy đóng bịch… Kể từ khi đầu tư mô hình trồng nấm tới nay, gia đình bà đã có nguồn thu nhập tốt từ nghề trồng nấm.

Hiện tại, cơ sở sản xuất nấm Vân Hương đang sản xuất đa dạng các loại nấm. Các loại nấm được sản xuất gồm có nấm rơm, nấm sò và nấm mỡ. Tùy thuộc vào mùa vụ của mỗi loại nấm mà cơ sở sản xuất nấm Vân Hương nuôi cấy và cung cấp cho thị trường loại nấm đó.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại cơ sở sản xuất nấm Vân Hương:

Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Tận dụng những phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp như rơm và mùn cưa, gia đình bà Phạm Khánh Hương, thôn Châu Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh đã tiến hành nuôi trồng nấm để phát triển kinh tế gia đình.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, gia đình bà Hương tiến hành nuôi trồng 3 loại nấm chủ yếu là nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Từ năm 2016 tới nay, mô hình trồng nấm đã phát huy hiệu quả trông thấy. Hiện tại, cơ sản xuất nấm Vân Hương đã và đang cung cấp các loại nấm tới các chợ dân sinh với giá dao động từ 40 -120 nghìn đồng/kg.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Theo bà Hương, quy trình sản xuất nấm tương đối đơn giản. Rơm và mùn cưa sau khu thu về sẽ được xử lý qua nước vôi trong để loại bỏ nấm mốc, tiếp đến cho vào nồi hấp để tiệt trùng và tiến hành cấy giống.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Sau khi cấy giống khoảng 25 - 30 ngày, người dân sẽ tiến hành rạch bịch và treo nấm lên các dây buộc sẵn.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Với mỗi bịch nấm sẽ cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ 2 tháng – 2,5 tháng.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Sau khi được đầu tư nhà lạnh, cơ sở sản xuất Vân Hương có thể sản xuất nấm ngay khi không ở trong mùa vụ.

Lương Hằng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này