Viettel tổ chức lễ hội văn hóa “Sắc Xuân Tây Bắc”
Đây sẽ là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi biên cương Tây Bắc Tổ quốc, do Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel phối hợp cùng Ủy ban Dân tộc miền núi và Tỉnh Lào Cai tổ chức.
Bộ tính năng Tomato Buôn làng của Viettel đã mang lại nhiều dịch vụ tiện ích cho đồng bào dân tộc/ Ảnh minh họa. |
Tham gia lễ hội, đồng bào các dân tộc tại 6 tỉnh Tây Bắc nói chung, Sa Pa nói riêng và du khách sẽ được đắm mình trong một không gian đậm đà bản sắc Tây Bắc với màn trình diễn trang phục dân tộc, tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức và nghe giới thiệu về sự tinh túy, công phu và triết lý văn hóa trong ẩm thực của đồng bào Tây Bắc. Điểm nhấn của lễ hội là chương trình nghệ thuật buổi tối 5-4 với sự tham gia của 6 đoàn nghệ thuật Tây Bắc và các ca sĩ hàng đầu Việt Nam.
Ngày thứ hai trong khuôn khổ lễ hội, Viettel sẽ phối hợp với đoàn bác sĩ Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại Lào Cai.
Nhân dịp này, đồng bào các dân tộc Tây Bắc tham dự chương trình cũng sẽ được trải nghiệm miễn phí các sản phẩm, dịch vụ của Viettel, trong đó có Bộ tính năng Tomato Buôn làng; được hướng dẫn sử dụng các dịch vụ viễn thông vào mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình và tham gia vào nhiều trò chơi đố vui với những phần thưởng có giá trị cao.
Chia sẻ về ý nghĩa chương trình “Sắc Xuân Tây Bắc”, bà Phạm Thị Thanh Vân, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết: “Với tinh thần Viettel - Vì cộng đồng, trong những năm qua, Viettel đã tích cực đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội, trong đó tập trung vào việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua hàng loạt chương trình khám chữa bệnh miễn phí… Lễ hội “Sắc Xuân Tây Bắc” được tổ chức lần này là một món quà tinh thần mà Viettel gửi tặng đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Đây không chỉ là dịp để bà con được giao lưu, phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình mà còn là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế tận mắt tìm hiểu, cảm nhận những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc. Đồng thời chia vui với chúng tôi về thành công của Bộ tính năng Tomato Buôn làng sau một năm cung cấp”.
Chính thức ra mắt vào tháng 1/2013, Bộ tính năng Tomato Buôn làng là sản phẩm dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Được thiết kế dựa trên những nghiên cứu sâu sắc về tập quán văn hóa và sinh hoạt của đồng bào, Bộ tính năng Tomato Buôn làng ngay từ khi ra đời đã được sự đón nhận của đông đảo bà con và đạt con số gần 2 triệu thuê bao chỉ sau một năm hoạt động.
Với triết lý “Mỗi khách hàng là một con người - một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt”, Bộ tính năng Tomato Buôn làng là sản phẩm viễn thông đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ 10 ngôn ngữ của đồng bào dân tộc (Khơ me, Gia rai, Tày Nùng, Mông, Dao, Thái, Mường, Ba Na, Ê đê, H'rê). Giá trị nhân văn của Bộ tính năng Buôn làng thể hiện ở sự trân trọng của Viettel đối với ngôn ngữ của đồng bào dân tộc: Thay vì cung cấp tổng đài bằng tiếng Kinh như thông thường, Viettel cung cấp tổng đài giải đáp với 10 ngôn ngữ, giúp bà con tiếp cận với dịch vụ viễn thông dễ dàng hơn và góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.
Thống kê cho thấy, tính năng gọi lên tổng đài 3334 (Tổng đài hướng dẫn nông nghiệp, tin tức tổng hợp hàng tuần, kể chuyện, nghe nhạc trực tuyến bằng tiếng dân tộc phát 24h/24h) được bà con sử dụng nhiều nhất với gần 300.000 cuộc gọi chỉ trong tháng 1/2014. Điều này cho thấy tổng đài của Viettel thực sự phát huy được thế mạnh trong việc cung cấp kiến thức giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mặt khác các nội dung tin tức, kể chuyện, nghe nhạc bằng tiếng dân tộc cũng góp phần làm đa dạng đời sống tinh thần của bà con.
Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Viettel sẽ nỗ lực phát triển hoàn thiện thêm nhiều tính năng, tiện ích của Bộ tính năng Tomato Buôn làng và hướng tới phổ cập dịch vụ viễn thông cho hơn 12 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào tiếp cận được với thông tin xã hội, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như góp phần bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa và ngôn ngữ của mình./.
P. Diệp
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36