Tại sao cháy nhà không nên trốn ở gầm gường, nhà vệ sinh
6 người thương vong trong vụ cháy nhà dân ở quận 9 | |
Tiềm ẩn nguy cơ cháy nhà xưởng, kho bãi: Nhiều chủ cơ sở vẫn thờ ơ |
Mới đây, vụ cháy ở ấp Cây Dầu, phường Tân Phú, quận 9 khiến hai bà cháu chết thảm cũng vì nguyên nhân này.
“Theo thông tin chúng tôi nắm được, lúc cháy cháu bé chui vào gầm giường trốn. Người bà đã tìm cách kéo cháu ra thì lửa đã lớn, bao trùm căn nhà... Nếu không cứu cháu, người bà đã thoát" - lãnh đạo Cảnh sát PC&CC TP.HCM thông tin.
Đám cháy ở quận 9 khiến hai bà cháu chết thảm. Ảnh: H.TÂM |
Trao đổi với Báo Pháp Luật TPHCM, Trung tá Huỳnh Quang Tuyến, Phó trưởng phòng Tham mưu (Cảnh sát PC&CC TP.HCM) chia sẻ ông cũng xuất thân là lính cứu hỏa, thuộc Cảnh sát PC&CC Quận 1, cuộc đời binh nghiệp, ông và đồng đội đã chứng kiến rất nhiều cái chết thương tâm xuất phát từ thói quen chui vào gầm gường, nhà vệ sinh, tủ…khi xảy ra hỏa hoạn.
Tuyệt đối không trốn dưới gầm gường, nhà vệ sinh
“Đám cháy sẽ lan tới nơi, người dân chưa chết vì cháy đã chết vì ngạt khói. Ngoài ra, việc trốn ở những vị trí như gầm gường, nhà vệ sinh, tủ…còn khiến lực lượng cứu nạn cứu hộ khó tìm kiếm giải cứu”, ông Tuyến khẳng định.
Thay vì tìm chỗ lẩn trốn, Trung tá Huỳnh Quang Tuyến khuyến cáo các thành viên trong gia đình nên tìm cách thoát ra ngoài bằng các lối thoát hiểm. “Có thể là ra ban công, lên tầng thượng, leo sang mái nhà bên cạnh,…”
Nhưng nếu là nhà ống chỉ có một lối thoát hiểm duy nhất? Với vấn đề này, ông Tuyến cho biết phải căn cứ vào tình hình thực tế. Tuy nhiên, nếu ngọn lửa mới bắt đầu, chưa quá lớn, người dân có thể thoát ra ngoài bằng cách nhúng chăn, mền vào nước trùm lên để chạy ra ngoài.
Làm mặt nạ phòng độc
Trường hợp nhà chỉ có một lối thoát hiểm, lối thoát cũng đã bị bít kín, nhà không có dụng cụ phá, “nói thẳng là chỉ còn cách ngồi một chỗ chờ chết” vậy phải làm sao?
Trung tá Huỳnh Quang Tuyến, Phó trưởng phòng Tham mưu (Cảnh sát PC&CC TP.HCM) |
Ông Tuyến chia sẻ thay vì tìm chỗ trốn, người dân có thể làm mặt nạ phòng độc để tranh thủ thời gian đợi lực lượng PCCC. Ông khẳng định khói là nguyên nhân hàng đầu gây ra thương vong trong các vụ cháy. Nạn nhân thường chết hoặc bất tỉnh do ngạt khói... trước khi bị lửa thiêu cháy.
“Bạn có thể dùng chăn, khăn mặt, khẩu trang, áo, mền,... (nói chung là dùng bất kỳ vật dụng gì có tác dụng như mặt nạ phòng độc) thậm chí là cả áo lót nhúng nước như trường hợp cô gái trong vụ hỏa hoạn Karaoke ở Hà Nội năm ngoái để tự tạo ra mặt nạ chống độc cho mình. Những vật dụng dùng để phòng độc nên nhúng nước vì nước giúp lọc độc hiệu quả hơn và khói khó xuyên qua được.”
“Nếu nhà mình cháy phải làm thế nào”
Điều mà Trung tá Huỳnh Quang Tuyến luôn trăn trở là tâm lý chủ quan, “tử thần gọi ai người dạ”. Cháy nổ có thể xảy ra bất cứ đâu, bất cứ lúc nào: đun nồi canh cá quên tắt bếp, lau chùi nhà cửa bằng xăng rồi hồn nhiên hút thuốc…
Thực tế, khi xảy ra hỏa hoạn, tâm lý con người thường hoảng loạn, không biết phải làm gì. Thay vì “mất bò mới lo làm chuồng”, người dân có thể chủ động bằng cách, tự đặt câu hỏi: “Nếu không may nhà mình cháy, thoát hiểm bằng cách nào? Phải làm thế nào?”.
Thực tế, nhiều gia đình có hai, ba lối thoát hiểm nhưng thậm chí vào ở cả chục năm rồi mà chẳng để ý.
“Lối thoát hiểm ở đây không chỉ là cửa chính, có thể là ban công, cầu thang thông lên tầng thượng, ngó sang nhà bên lan can có thấp không, có thể leo qua đó rồi xuống an toàn hay không? Ngoài ra trong nhà nên trang bị sẵn trang thiết bị phá dỡ như xà beng, búa…
Chưa chết vì cháy đã chết vì tai nạn Vụ cháy ở quận 10 nhiều năm trước khiến ông nhớ mãi. Sự việc trôi qua đã lâu, ông không còn nhớ tường tận nhưng cái chết của người thanh niên khỏe mạnh khiến ông và đồng đội ám ảnh. “Người ngồi trên xe lăn, không di chuyển được thì không sao. Nhưng người thanh niên khỏe mạnh vì sợ đã nhảy từ trên cao xuống, tử vong”. Trung tá Huỳnh Quang Tuyến khuyến cáo nếu phát hiện cửa sổ hướng không cháy ở vị trí thấp, có thể nhảy xuống được thì trước khi nhảy hãy vứt chăn, gối, nệm xuống trước để đỡ khi bạn nhảy xuống. Người dân nên tìm cách bám vào những cấu kiện xây dựng để leo xuống vị trí càng thấp càng tốt và thả người rơi tự do để chân rơi xuống trước. Thực tế, có trường hợp nhảy từ độ cao khoảng 4-5 m bị chấn thương nặng và tử vong do không biết cách. Nếu thấy có cửa sổ nhưng vì vị trí cao, không thể nhảy xuống thì mở cửa ra để thoát khói, khí độc đồng thời la lớn, ra hiệu kêu cứu. |
Theo Nguyễn Trà/plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 09:45
Xác định hung thủ đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:23
Bí thư Thành ủy Hà Nội đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:14
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất
Phòng chống cháy nổ 12/12/2024 22:38
TP.HCM: Đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ dịp Tết Dương lịch 2025
Đô thị 11/12/2024 11:07
Nhanh chóng dập tắt đám cháy khu lán tạm, tập kết rác
Phòng chống cháy nổ 10/12/2024 12:20
Nghi vấn nổ bình gas, cháy quán gà trên phố Võ Thị Sáu
Phòng chống cháy nổ 09/12/2024 17:26
Kịp thời giải cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 05/12/2024 12:27