Quốc ca Mỹ từng là ca khúc về rượu và sex?
Có thể nói các bài quốc gia luôn là những sản phẩm kỳ lạ, giống như một cái cây với gốc rễ cắm sâu vào quá khứ, vươn mạnh thân mình xuyên qua các yếu tố chính trị, văn hóa hiện đại.
Lời Mỹ, nhạc Anh, sinh ra trong chiến tranh Anh - Mỹ
Ví dụ ở Đức, phần nhạc trong quốc ca nước này được Joseph Haydn soạn vào năm 1797 để mừng ngày sinh nhật Hoàng đế Francis II của Đế quốc La Mã thần thánh. Bản nhạc về sau đã trở thành quốc ca của chính quyền Đức quốc xã và vẫn được sử dụng trong nước Đức hiện đại, dù phần lời đã có nhiều thay đổi.
Quốc ca Mỹ cũng có lịch sử phức tạp không kém. Cuối tuần vừa qua là kỷ niệm 200 năm ngày quân Anh bắn phá pháo đài Fort McHenry của Mỹ trong Trận chiến Baltimore, kéo dài từ ngày 13/9 tới 14/9/1814.
Lá cờ đã truyền cảm hứng để Key sáng tác ra bài thơ nổi tiếng của ông, hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Smithsonian tại Mỹ
Thời điểm ấy, luật sư Francis Scott Key là thành viên một đoàn đại biểu Mỹ đang ở trên một chiếc tàu chiến Anh để thương thảo về việc trao đổi tù binh. Ông đã bị giữ lại trên tàu Anh để không thể báo với quân Mỹ về kế hoạch bắn phá Fort McHenry của người Anh.
Ông chỉ được trở lại Baltimore vào ngày 14/9 và đã kinh ngạc khi thấy lá cờ Mỹ vẫn tung bay trên nóc pháo đài McHenry. Cảm xúc yêu nước dâng trào đã khiến ông lập tức viết ra bài thơ Defence of Fort M'Henry (Bảo vệ Fort M’Henry), mang đầy tinh thần đoàn kết dân tộc, được xuất bản vào ngày 20/9/1814.
Nếu bạn nghĩ việc lấy mẫu nhạc – nghệ thuật lấy phần nhạc từ một ca khúc để sử dụng trong ca khúc khác, do các nghệ sĩ hip-hop hiện đại tạo ra thì bạn cần học lại môn lịch sử. Key đã viết bài thơ của ông theo nhịp gõ và giai điệu của ca khúc To Anacreon in Heaven do nhạc sĩ người Anh John Stafford Smith tạo ra.
Giai điệu của ca khúc này rất phổ biến vào thời đó, tới mức Key từng dùng nó để viết một bài thơ khác ca ngợi sức mạnh quân sự Mỹ, mang tên When the Warrior Returns (Khi các chiến binh trở lại). Bài thơ này ca ngợi những người hùng Mỹ trong Cuộc chiến Barbary (1801 – 1805). Ngày hôm nay, cả bài thơ này lẫn Cuộc chiến Barbary đều không được nhắc tới nhiều trong các trường học Mỹ nữa.
Trong một ví dụ khác về việc lấy mẫu nhạc của người Mỹ (hoạt động còn bị một số người gọi đơn giản là đạo nhạc), giai điệu của ca khúc My Country, 'Tis of Thee đã được lấy từ quốc ca Anh God Save the Queen. Ca khúc My Country, 'Tis of Thee đã từng được sử dụng như quốc ca Mỹ trong một thời gian dài, bên cạnh một ca khúc khác là Hail, Columbia.
Whitney Houston hiện vẫn được xem là người hát quốc ca Mỹ hay nhất
Một ca khúc vô cùng khó hát
Phần lớn các sách giáo khoa tiểu học của Mỹ đều nói rằng âm nhạc trong bài Cờ sao lấp lánh tới từ một bài tửu ca của Anh. Nhưng trong trong cuốn sách được đánh giá cao của mình, sử gia Marc Ferris, tác giả cuốn “Star-Spangled Banner: The Unlikely Story of America's National Anthem” (Cờ sao lấp lánh: câu chuyện khó tin về quốc ca Mỹ) đã kể một câu chuyện phức tạp hơn.
“Những từ ngữ trong To Anacreon in Heaven, bài hát ra đời hồi những năm 1700 mà Francis Scott Key mượn để làm giai điệu cho Cờ sao lấp lánh, đã ca ngợi thói uống rượu và tình dục. Dù đã được nói giảm đi, các đoạn trong phần lời như “Tôi sẽ dẫn anh đi, tới chỗ quấn lấy nhau; như cây mía của thần Venus (quấn lấy) cây nho của thần Bacchus” vẫn chứa đầy ẩn ý nhục dục” – ông viết . Cần biết rằng Venus là nữ thần tình yêu và Bacchus là thần rượu nho.
Theo thời gian, bài thơ và phần nhạc kèm theo của Key dần được nhiều người yêu thích. Nhưng lợi ích phe nhóm khiến nó chưa trở thành quốc ca Mỹ. Ai có thể nghĩ về sự đoàn kết trong khi cuộc Nội chiến Mỹ đang nổ ra. Nhưng bài thơ đó không chết. Nó thậm chí còn được thêm phần lời mới để phản ánh cuộc Nội chiến Mỹ.
Năm 1889, ca khúc dựa trên thơ của Key được sử dụng chính thức trong nội bộ Hải quân Mỹ. Năm 1916, nó được Tổng thống Woodrow Wilson chọn sử dụng trong thời gian ông cầm quyền. Phải tới năm 1931, tác phẩm của Key mới được Tổng thống Mỹ Herbert Hoover phê chuẩn thành quốc ca chính thức, với cái tên Cờ sao lấp lánh.
Nhưng rắc rối chưa ngừng đeo bám nó. Ca khúc này, dù mang đậm nội dung yêu nước, lại vô cùng khó hát. Nó chạy qua nhiều cung bậc giai điệu, khiến việc biểu diễn thật hay là thách thức khổng lồ.
Tới nay Whitney Houston vẫn được xem là người trình diễn ca khúc Cờ sao lấp lánh hay nhất trong sự kiện Super Bowl 25, qua giọng ca đầy nội lực, với khả năng lên xuống, trầm bổng đã đạt mức “vô địch” của chị. Màn trình diễn tệ nhất thì có nhiều, nhưng nổi tiếng nhất là Roseanne Barr, người đã hát bài quốc ca với giọng hát the thé, có lúc như gào lên, kèm theo thái độ hết sức thiếu nghiêm túc.
Tường Linh (Theo Los Angeles Times)
Thể thao & Văn hóa
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Giới sao 05/11/2024 11:39
Ấn Độ đăng quang Miss Grand International 2024, Việt Nam lần đầu trượt top 20 sau 8 năm
Giới sao 26/10/2024 09:27
Sau “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng”, Quỳnh Nga tiếp tục chinh chiến tại “Bước nhảy hoàn vũ”
Giới sao 23/10/2024 11:21
Bella Vũ được vinh danh tại Women of the Future 50 Rising Stars in ESG
Giới sao 16/10/2024 14:01
Việt Nam lần đầu đăng cai cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa thế giới năm 2025
Giới sao 27/09/2024 08:53
Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024
Giới sao 15/09/2024 07:23
DJ Trần Trung Kiên và giấc mơ đưa Scratching Việt Nam vươn tầm thế giới
Giới sao 30/08/2024 20:55
Nguyễn Tường San đoạt Á hậu 2 Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2024
Giới sao 25/08/2024 07:48
Hoa hậu Du lịch Áo dài Quý bà Việt Nam 2024: Tôn vinh áo dài, quảng bá du lịch Việt
Giới sao 05/08/2024 14:59
Người đẹp Hải Dương đăng quang Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024
Giới sao 04/08/2024 14:39