Người dân cần làm gì để nâng cao kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn?

(LĐTĐ) Liên tiếp các vụ cháy nổ và hỏa hoạn diễn ra gần đây gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Theo đánh giá của các chuyên gia về phòng cháy chữa cháy (PCCC), nguyên nhân dẫn đến thiệt hại chủ yếu là do công tác PCCC của người dân còn lơ là, kỹ năng thoát hiểm cơ bản không có. Vì vậy, trang bị những kiến thức, kỹ năng thoát hiểm là vấn đề cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng bản thân và gia đình khi có sự cố xảy ra.
nguoi dan can lam gi de nang cao ky nang thoat hiem khi xay ra hoa hoan Đẩy mạnh tuyên truyền để giảm nguy cơ cháy chợ
nguoi dan can lam gi de nang cao ky nang thoat hiem khi xay ra hoa hoan Phòng cháy chữa cháy tại các chợ: Phải chặn 'bà hỏa' từ gốc
nguoi dan can lam gi de nang cao ky nang thoat hiem khi xay ra hoa hoan Tổng rà soát khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao
nguoi dan can lam gi de nang cao ky nang thoat hiem khi xay ra hoa hoan
Công tác huấn luyện, giảng dạy kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn cần phải được chú trọng hơn nữa (ảnh minh họa)

Kỹ năng thoát hiểm còn yếu

Theo số liệu của Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy (PCCC) TP Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, tình hình cháy, nổ tuy có giảm nhẹ so với những năm trước nhưng vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có dấu hiệu gia tăng. Địa bàn xảy ra cháy tập trung ở các quận nội thành và chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân, nhà dân (chiếm trên 95%). Một số vụ cháy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản tại loại hình nhà liền kế (dạng nhà ống chia lô) kết hợp kinh doanh, nhà kho, xưởng sản xuất tạm…

Từ các vụ cháy, nổ có thể thấy, nguyên nhân gây thiệt hại về người trong các vụ cháy, đa phần vì nghẹt thở do khói nhiều hơn là bỏng. Thiệt hại là vậy, bài học về cháy nổ cũng nhiều, tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi về công tác PCCC và các kỹ năng thoát hiểm, hầu hết người dân đều lắc đầu hoặc trả lời “cho có”. “Nếu xảy ra cháy nổ thật tại nơi mình ở, chắc tôi cũng chỉ cắm đầu chạy thật nhanh thoát khỏi chung cư. Trong quá trình chạy thì cầm theo một cái khăn ướt để che miệng tránh ngạt thở”, chị Đặng Thị Thanh ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm) chia sẻ.

Không “bình tĩnh” nghĩ ra được việc cầm theo cái khăn ướt như chị Thanh, chị Vân ở Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nhà tôi ở tận tầng 15, nếu xảy ra cháy thật chắc có lẽ tôi chỉ biết trôn chân một chỗ, người thì yếu, nếu chạy xuống đến tầng 1 chắc cũng hết hơi mà chết, chứ chưa cần nói đến việc bị chết cháy. “Ngày còn đi học chúng tôi không được học, cũng như không được tập huấn về kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, giờ đi làm cũng vậy. Thậm chí, việc sử dụng bình chữa cháy như thế nào tôi còn không biết, thì làm sao biết kỹ năng thoát hiểm cho mình. Một vài lần tôi có tìm hiểu trên mạng về kỹ năng thoát hiểm, nhưng nếu xảy ra cháy thật không biết mình có nhớ mà áp dụng hay không”, chị Vân thổ lộ.

Không chỉ có chị Vân, chị Thanh mà rất nhiều người dân khác khi được hỏi về kỹ năng thoát hiểm đều có câu trả lời rất chung chung, thậm chí nhiều người còn không biết làm sao để thoát hiểm được. Điều đó cho thấy, rất nhiều người chưa nắm được kỹ năng thoát hiểm và lơ là với chính mạng sống của mình. Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến số người thiệt mạng trong các vụ cháy vì ngạt nhiều hơn bị bỏng…

Làm sao để thoát hiểm khi cháy?

Đề cập đến kỹ năng thoát hiểm trong các vụ hỏa hoạn, trao đổi với chúng tôi, Trung úy Phạm Quốc Hưng, Giảng viên trường Đại học PCCC (Bộ Công an) cho biết, nguyên tắc đầu tiên khi xảy ra sự cố về cháy, nổ là phải bình tĩnh và gọi điện thoại cho Cảnh sát PCCC theo số 114. Đồng thời quan sát thật kỹ, tìm mọi cách di chuyển ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt và hô hoán để mọi người ứng cứu.

Đối với các em nhỏ phải làm theo sự chỉ dẫn của người lớn trong gia đình. Khi phát hiện ra cháy trong căn hộ nơi đang sinh sống cần thực hiện ngay việc cắt nguồn điện và nguồn cấp gas vào căn hộ (nếu có). Khi thoát hiểm, vì khói luôn bay lên cao nên để tránh bị ngạt khói, phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển. Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều và bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài. Trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất.

Khi thoát ra ngoài, cần di chuyển theo đường cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ “EXIT - lối ra” để thoát nạn. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra. Tuyệt đối không được chen lấn, xô đẩy trong quá trình thoát nạn. Không được sử dụng thang máy để thoát nạn vì khi xảy ra sự cố cháy, nổ, rất có thể nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào dẫn đến bị kẹt và ngạt khí gây tử vong.

Việc mở cửa một cách bất ngờ cũng có thể gây nguy hiểm, nhất là khi bên kia cánh cửa là phòng kín đang cháy. Hành động mở cửa đột ngột làm oxi từ bên ngoài tràn vào khiến người mở cửa lãnh trọn ngọn lửa cùng khí độc về phía mình. Nếu phải mở cửa thì phải dùng mu bàn tay để kiểm tra cánh cửa, cảm nhận độ nóng bên ngoài. Có thể hé cửa để quan sát nếu thấy khói, mùi hóa chất, hơi nóng dày đặc phải đóng cửa lại ngay.

Khi di chuyển theo lối thoát hiểm, có khả năng đầu tóc, quần áo của mọi người sẽ bị bén lửa. Lúc này, tuyệt đối không được bỏ chạy vì càng chạy ngọn lửa càng bùng to và gây tổn thương nghiêm trọng. Nếu lửa cháy trên tóc phải nhanh chóng cởi áo trùm kín đầu để dập lửa. Nếu lửa bén lên quần áo phải nằm ngay xuống đất, lăn người qua lại hoặc lăn tròn đến khi lửa tắt hẳn mới đứng dậy. Nếu người khác bị bén lửa hãy giúp họ bằng cách dùng mền, quần áo trùm lên người họ hoặc yêu cầu họ nằm xuống đất, lăn qua lăn lại để dập lửa.

Trong trường hợp ngọn lửa bùng phát, khói, khí độc bao trùm hành lang và không thể thoát ra ngoài cần bình tĩnh dùng chăn ẩm ướt hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói khi độc tràn vào phòng và ở tại phòng chờ lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến để đưa ra nơi an toàn. Tuyệt đối không núp trong nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, cần di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ gọi to hoặc dùng khăn, áo mũ để ra hiệu cầu cứu.

Theo giảng viên Phạm Quốc Hưng, mỗi tòa nhà đều có một lối kiến trúc khác nhau. Do vậy, khi đến sống và làm việc tại bất kì nơi nào, mọi người nên tìm hiểu về chỉ dẫn thoát hiểm tại nơi đó. Khi xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim... việc đầu tiên phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thuông thường như cầu thang bộ, nơi có đèn “Exit – lối ra” là những nơi thoát nạn an toàn nhất.

Tuấn Minh - PT

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 2h30 ngày 4/11, tại nhà số 3H1, ngõ 20 phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhận thấy có 2 người mắc kẹt trong đám cháy, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận các hướng để tìm kiếm cứu nạn và đã đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?

Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?

(LĐTĐ) Thông tư 55/2024/TT-BCA quy định, từ 16/12/2024, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy (PCCC) phải tập huấn. Nội dung này sửa đổi Thông tư 88/2021/TT-BCA, bổ sung đối tượng được dự kiến phân công công tác PCCC cũng phải tập huấn.
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm

Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm

(LĐTĐ) Chiếc xe máy điện đang cắm sạc bất ngờ bốc cháy và nhanh chóng cháy lan ra nhiều xe bên cạnh, khiến cho bình xăng một số xe phát nổ làm cháy đường dây cấp điện nguồn, gây mất điện toàn bộ tòa nhà. Đám cháy tỏa ra nhiệt lượng lớn kèm theo đó là khói, khí độc bao phủ toàn bộ tầng hầm và lan lên các tầng trên, gây hoảng loạn cho người dân đang sinh sống tại chung cư HH1 Linh Đàm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy trong đêm trên đường Giải Phóng

Nhanh chóng dập tắt đám cháy trong đêm trên đường Giải Phóng

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại nhà dân (ở số 52, ngõ 205 đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Lực lượng phòng cháy, chữa cháy quận Hai Bà Trưng đã khống chế đám cháy ngay trong đêm.
Khẩn trương khống chế đám cháy ở phố Thiên Hiền, Hà Nội

Khẩn trương khống chế đám cháy ở phố Thiên Hiền, Hà Nội

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào sáng ngày 21/10 tại Nhà nghỉ An An, số 17 Thiên Hiền, Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao hàng chục mét, khiến nhiều người lo lắng. Lực lượng chức năng đã khẩn trương có mặt tại hiện trường triển khai chữa cháy.
Thông tin về vụ cháy kho hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội tối ngày 16/10

Thông tin về vụ cháy kho hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội tối ngày 16/10

(LĐTĐ) Theo cơ quan chức năng, hồi 21h20’ ngày 16/10/2024, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Thành phố nhận được tin báo cháy kho hàng hóa tại ngõ 124 Vĩnh Tuy, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai (giáp ranh với phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng), thành phố Hà Nội.
Khẩn trương khống chế đám cháy ở Vĩnh Tuy

Khẩn trương khống chế đám cháy ở Vĩnh Tuy

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào tối 16/10 tại kho xưởng trong ngõ 124 Vĩnh Tuy, Hà Nội (gần Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội). Cột khói đen bốc cao hàng chục mét, khiến nhiều người lo lắng. Lực lượng chức năng đã khẩn trương có mặt tại hiện trường triển khai chữa cháy...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Nhanh chóng dập tắt đám cháy tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào tối 10/10, tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội).
Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng

Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 5 và 6/10, Công an huyện Đan Phượng, Hà Nội phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện, Công ty Điện lực Đan Phượng tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) cho người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động