Multimedia
25/06/2021 15:55
Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm

25/06/2021 15:55

(LĐTĐ) Tuyến đường Vành đai 4 được Thường trực Thành ủy Hà Nội thông qua về chủ trương triển khai không chỉ giải quyết bài toán ùn tắc về giao thông mà còn mở rộng không gian phát triển đô thị, thu hút đầu tư, mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế của Thủ đô.
Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm

Tuyến đường Vành đai 4 được Thường trực Thành ủy Hà Nội thông qua về chủ trương triển khai không chỉ giải quyết bài toán ùn tắc về giao thông mà còn mở rộng không gian phát triển đô thị, thu hút đầu tư, mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế của Thủ đô.

Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm

Nói đến đô thị là nói đến trung tâm kinh tế - xã hội của một vùng, một khu vực và một quốc gia, trong đó, hệ thống giao thông là kết cấu hạ tầng hết sức quan trọng của đô thị. Điều đó đòi hỏi phải có sự đồng bộ giữa hệ thống giao thông đô thị với quy hoạch sử dụng đất của vùng và hệ thống giao thông liên vùng, đặc biệt là tại những trung tâm kinh tế - xã hội lớn. Vì vậy, việc phát triển hệ thống giao thông - vận tải gắn với các thành phố lớn của nước ta có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm

Xác định được tầm quan trọng đó, những năm qua, các chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông - vận tải cũng như kế hoạch triển khai xây dựng các công trình giao thông lớn của đất nước đã được phê duyệt, đặc biệt là tuyến cửa ngõ, vành đai đô thị, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông và đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phố lớn trên cả nước. Cùng với các dự án đường bộ, các tuyến đường sắt cũng được hiện đại hoá, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp và cải tạo nhằm rút ngắn thời gian và đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài ra, các nhà ga, cảng hàng không quốc tế cũng đã được cải tạo, nâng cấp; một số cảng nước sâu đã được xây dựng…

Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông - vận tải đã có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của các đô thị trên cả nước, trong đó có Hà Nội.

Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã có nhiều tuyến đường được nâng cấp, cải tạo, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hoá dọc hành lang các tuyến đường này ví dụ các tuyến đường Vành đai 1,2,3. Từ khi xây dựng các tuyến đường này, nhiều khu đô thị được hình thành mới, đặc biệt là các đô thị dịch vụ vùng biên nội thành phát triển rất mạnh. Các điểm ngoại thành gắn với các điểm đầu mối giao thông quan trọng cũng không ngừng phát triển khi các công trình giao thông đầu mối được mở mới và nâng cấp.

Một số tuyến đường đã tạo điều kiện quy hoạch lại việc sử dụng đất, thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển và mở rộng đô thị. Đặc biệt, các tuyến đường vành đai sẽ tác động lớn đến việc tạo hình dáng tương lai cho đô thị qua nhiều phương cách khác nhau như: chuyển luồng giao thông liên tỉnh, cải thiện môi trường cho trung tâm thành phố, làm tăng cơ hội phát triển khu vực ven đô, tạo dựng các trung tâm đô thị mới. Các tuyến đường tránh đô thị và các công trình giao thông phụ trợ cầu, cống… trong đô thị đã góp phần giải quyết ùn tắc giao thông và đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị.

Đường Vành đai 4 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết ngày 29/7/2011 với quy mô cao tốc 6 làn xe, với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, cụ thể hóa quy hoạch vùng, liên kết các tuyến cao tốc Quốc lộ hướng tâm, kết nối các đô thị vệ tinh. Theo quy hoạch, đường đi qua địa giới hành chính của 14 quận, huyện, thành phố trực thuộc 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm

Là tuyến đường có quy mô và vốn đầu tư lớn nhất Thủ đô hiện nay, đường Vành đai 4 hứa hẹn là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và các tỉnh lân cận, các chuyên gia cho rằng, tuyến đường sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa, mở ra thị trường bất động sản đầy khởi sắc cho Hà Nội và các tỉnh liên thông.

Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm

Đường Vành đai 4 hình thành tạo lập thêm quỹ đất, tạo cơ hội phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế, thêm nguồn thu ngân sách cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Thực tế cho thấy, hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều thiết kế ra những con đường vành đai đóng vai trò tản được giao thông giúp phương tiện giao thông không cần thiết phải đi qua các thành phố nếu không có việc liên quan. Các phương tiện vận chuyển hàng hóa có thể đi qua đường vành đai. Kết nối dưới dạng một mạng lưới giữa đường vành đai và các đường đi từ trung tâm ra tạo thành một kết nối rất hiệu quả để kết nối với các địa phương trong thành phố. Cũng giống như đường Vành đai 1, 2, 3 ở các vị trí khác nhau. Đường Vành đai 4 sẽ có lợi thế riêng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Hà Nội.

Chuyên gia Bất động sản Bùi Danh Cường (Hiệp hội bất động sản Việt Nam) cho rằng, Vành đai 4 có tổng chiều dài gần 100km, đi qua 3 tỉnh, trong đó, những đoạn đi qua địa bàn Hà Nội, bắt đầu từ Sóc Sơn, điểm đầu tại đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, qua cầu Hồng Hà, Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tín, đến Văn Lâm, Hưng Yên đi sang địa giới hành chính Bắc Ninh… Tất cả những khu vực mà tuyến đường đi qua đều được kỳ vọng sẽ hâm nóng thị trường bất động sản. Do tuyến đường chạy xuyên suốt qua nhiều tỉnh, thành nên sẽ tác động đến thị trường bất động sản của nhiều tỉnh, thành, trong đó, biểu hiện rõ rệt nhất là quá trình đô thị hóa xung quanh tuyến đường này.

Cụ thể, những nơi nông thôn khi tuyến đường Vành đai 4 đi qua sẽ phải đầu tư về đường xá, ánh sáng, đèn cao áp, các đường gom… điều này sẽ tạo nên những khu đô thị vệ tinh, làm thay đổi cấu trúc các vùng nông thôn, hứa hẹn nhiều tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản. Có thể nói, các quy hoạch mới sẽ làm thay đổi giá trị của đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, hình thành những nhà xưởng, khu công nghiệp, logistics mới…

Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm

Bên cạnh thiết lập đô thị mới, đây cũng là địa bàn để phát triển các khu công nghiệp, bởi sự hình thành và phát triển của lĩnh vực này cũng dựa vào hạ tầng giao thông. Thêm đường vành đai cũng đồng nghĩa có thể xuất hiện hàng chục khu công nghiệp mới, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác.

Hơn nữa, đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển đến đâu thì hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động phi nông nghiệp phát triển đến đó và mang lại khả năng sinh lợi kinh tế. Đó cũng là cơ sở để nhà nước thu được thuế, nuôi dưỡng nguồn thu. Việc phát triển đô thị hóa cũng sẽ tăng nguồn thu ngân sách cho Thủ đô.

Các chuyên gia cũng cho rằng, để tuyến đường Vành đai 4 đạt được hiệu quả, Hà Nội cần quan tâm triển khai quy hoạch các công trình giao thông chi tiết gắn chặt với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Trong quy hoạch cũng như đầu tư xây dựng các tuyến giao thông, cần chú trọng tới khả năng lưu thông hơn là chỉ chú trọng tới khả năng khai thác các công trình thương mại dọc tuyến, đặc biệt là sự liên kết đồng bộ giữa các tuyến đường vành đai và hệ thống giao thông của đô thị.

Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm

Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm
Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm
Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm

Tại Hội nghị giữa thành phố Hà Nội với Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh liên quan triển khai quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ về tuyến đường Vành đai 4 diễn ra ngày 6/5/2021, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội không chỉ khắc phục tình trạng quá tải về giao thông, giúp mở rộng không gian, nguồn lực phát triển, khả năng liên kết, giao thương hàng hóa với các tỉnh lân cận trong vùng Thủ đô cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mà còn giúp Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang... từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch; tạo điều kiện để Thủ đô và các địa phương đẩy mạnh phát triển cả khu vực đô thị và nông thôn, thu hút đầu tư phát triển mạnh mẽ.

Trong xu thế phát triển của đất nước, việc đẩy mạnh liên kết vùng và tạo các động lực để phát triển vùng là yêu cầu tất yếu. Hà Nội với vị thế là Thủ đô, đồng thời là hạt nhân, đầu tàu kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng nên Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô luôn có khát vọng và trăn trở để tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định, hiện nay, dù tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng vẫn phải tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là thực hiện nhiệm vụ và phê duyệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của Vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng nhấn mạnh, bên cạnh các trục hành lang kinh tế theo các trục hướng tâm như đã nêu thì quy hoạch vùng Thủ đô cũng đã xác định 2 tuyến đường giao thông vành đai liên kết vùng (Vành đai 4 và Vành đai 5) có vai trò liên kết toàn bộ các trục hướng tâm, phân bổ theo các hướng của Vùng Thủ đô. Tuy nhiên hai tuyến đường vành đai này chưa được đầu tư hình thành đảm bảo tính kết nối và vai trò tuyến đường vành đai phân bổ theo các hướng của vùng Thủ đô đang được dồn về cho tuyến đường Vành đai 3 chịu trách nhiệm. Điều này dẫn tới các cửa ngõ giao thông ra vào thành phố và các nút giao giữa các trục hướng tâm với đường Vành đai 3 hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, điển hình là khu vực cửa ngõ phía Nam thành phố.

Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm

Thảo luận về dự án, lãnh đạo các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang đánh giá cao tinh thần chủ động của thành phố Hà Nội nhằm đẩy nhanh việc triển khai dự án đường Vành đai 4. Các ý kiến đều khẳng định, đường Vành đai 4 được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ đem lại nguồn lực phát triển rất lớn không chỉ đối với các tỉnh, thành có tuyến đường đi qua, mà các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng cũng được hưởng lợi. Cho nên, việc triển khai thực hiện dự án là mong ước, nguyện vọng chung của nhân dân các tỉnh, thành phố từ nhiều năm nay. Đại diện các địa phương nhất trí đề xuất thành phố Hà Nội làm đầu mối để triển khai thực hiện dự án này; đồng thời mong muốn dự án sớm được đi vào thực hiện.

Bài 3: Động lực để Thủ đô phát triển xứng tầm
Nội dung: Nguyễn Công, Đinh Luyện, Bảo Thoa
Thiết kế: Đức Hà
Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Hệ thống đường Vành đai của Hà Nội đã và đang đóng vai trò là những tuyến giao thông huyết mạch, đảm nhận khối lượng ...

Bài 1: Khơi thông “nút thắt" hạ tầng để phát triển Bài 1: Khơi thông “nút thắt" hạ tầng để phát triển

Với quyết tâm xây dựng đồng bộ hạ tầng khung, tạo liên kết và động lực phát triển Vùng Thủ đô trong giai đoạn tới, ...

..