Multimedia
25/06/2021 09:40
Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

25/06/2021 09:40

Hệ thống đường Vành đai của Hà Nội đã và đang đóng vai trò là những tuyến giao thông huyết mạch, đảm nhận khối lượng vận tải lớn. Chính vì vậy, khi tuyến Vành đai 4 được thường trực Thành ủy Hà Nội thông qua về chủ trương triển khai đã nhanh chóng nhận được nhiều kỳ vọng từ dư luận. Bởi khi Vành đai 4 được hiện thực hóa, nó không chỉ giải quyết bài toán ùn tắc về giao thông mà còn trực tiếp mở rộng không gian phát triển đô thị, thu hút đầu tư, mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế của Thủ đô.
Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Hệ thống đường Vành đai của Hà Nội đã và đang đóng vai trò là những tuyến giao thông huyết mạch, đảm nhận khối lượng vận tải lớn. Chính vì vậy, khi tuyến Vành đai 4 được thường trực Thành ủy Hà Nội thông qua về chủ trương triển khai đã nhanh chóng nhận được nhiều kỳ vọng từ dư luận. Bởi khi Vành đai 4 được hiện thực hóa, nó không chỉ giải quyết bài toán ùn tắc về giao thông mà còn trực tiếp mở rộng không gian phát triển đô thị, thu hút đầu tư, mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế của Thủ đô.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Cùng với quá trình đô thị hóa, trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều thay đổi mạnh về diện mạo đô thị. Sự “thay da đổi thịt” ấy đến từ công tác xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông. Là người gắn bó với quy hoạch đô thị Thủ đô, từng là Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hà Nội, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm đã chứng kiến từng bước chuyển mình, tường tận sự đổi thay từng chút về diện mạo của Hà Nội.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏaĐó là một Hà Nội từ những ngày khó khăn, vượt lên tất cả để trở thành Thủ đô văn minh, hiện đại, là trái tim của cả nước. Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, dấu ấn đậm nét nhất cho sự thay đổi của Hà Nội có lẽ ở giai đoạn 2015-2020, thể hiện qua nhiều vấn đề lớn. Dễ thấy là việc Hà Nội đã ban hành các quy hoạch và phủ kín gần 90% diện tích tự nhiên với khoảng trên 60 đồ án quy hoạch như quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết… trong khi các năm trước mỗi năm chỉ độ 15-20 đồ án.

Đến đầu năm 2020, Hà Nội cơ bản hoàn thành các loại quy hoạch. Việc hoàn thiện này là một trong những thành tựu lớn, những công cụ, định hướng cơ bản, một minh chứng cho việc Hà Nội đã quyết liệt triển khai quy hoạch. Đáng chú ý là, trong quá trình phát triển của Hà Nội, bên cạnh những yếu tố tác động đến người dân được chú trọng hơn. Ví dụ, Hà Nội đạt được tỉ lệ bình quân về nhà ở, học sinh đi học rất lớn; diện tích bình quân về đất ở trên đầu người ở Hà Nội khoảng 27m2/người; nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp; khu ký túc cho sinh viên đã được quan tâm… không thể không kể đến một trong những đột phá làm thay đổi bộ mặt đô thị Thủ đô là việc khớp nối quy hoạch giao thông của Hà Nội (cũ) với quy hoạch giao thông của Thủ đô sau sáp nhập. Trên nền tảng này, Hà Nội từng hước hiện thực hóa quy hoạch, tăng cường đầu tư, nâng cao kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô với các vùng lân cận.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Theo tìm hiểu, thời gian qua hàng loạt công trình giao thông trọng điểm được xây dựng đã kịp về đích, đáp ứng mong mỏi của người dân Thủ đô và trở thành động lực để “trái tim của cả nước” tiếp tục phát triển mạnh mẽ thành đại đô thị văn minh, hiện đại, giàu đẹp.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Minh chứng dễ thấy, từ sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính (năm 2008) đến nay, thành phố đã huy động tổng hợp các nguồn lực, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai đầu tư hoàn thành nhiều công trình giao thông quan trọng. Đó là 6 tuyến cao tốc kết nối vùng với Thủ đô Hà Nội là trung tâm, là cụm công trình giao thông kiểu mẫu: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài-đường Võ Nguyên Giáp-cầu Nhật Tân, là hàng loạt tuyến đường xuyên tâm, các đường Vành đai 1, 2, 3 và 3,5... góp phần kết nối và dần khép kín hệ thống giao thông thông suốt... Đặc biệt, hệ thống hạ tầng khung với các công trình giao thông trọng điểm như: Đại lộ Thăng Long, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3 trên cao, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh, Quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội-Lào Cai, cao tốc Nhật Tân- Nội Bài... hoàn thiện, đã tạo thêm một diện mạo mới của Hà Nội.

Thực tế cũng chỉ ra, hệ thống đường Vành đai của Hà Nội đã và đang đóng vai trò là những tuyến giao thông huyết mạch, đảm nhận khối lượng vận tải lớn. Rõ hơn có thể thấy, tuyến đường Vành đai 1 của Hà Nội, đây là tuyến được hình thành từ thời Pháp thuộc. Đường có hình vòng tròn từ Nhật Tân theo đê sông Hồng đến đường Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Ô Chợ Dừa - La Thành - Bưởi, đường Lạc Long Quân thuộc địa bàn 5 quận nội thành. Để giao thông thuận tiện, nhiều năm qua, Hà Nội đã chủ động cải tạo, nâng cấp và khép kín đường Vành đai 1; Tương tự, Vành đai 2 cũng là tuyến giao thông nội đô khép kín từ cầu Vĩnh Tuy - đường Đại La - ngã tư Vọng - đường Trường Chinh - ngã tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - đường Bưởi - đường Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp - đường Trường Sa - cầu Đông Trù - đường Lý Sơn - cầu chui Gia Lâm - đường Nguyễn Văn Linh - cầu Vĩnh Tuy. Tuyến này đã và đang trực tiếp nâng năng lực vận tải, góp phần đáng kể, đáp ứng nhu cầu giao thông của khu vực nội đô..

Với đường Vành đai 3, đây là tuyến được hình thành trên cơ sở kết nối các tuyến đường cũ và xây mới. Đường chạy qua các quận và huyện như: Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm từ đường Võ Văn Kiệt qua cầu Thăng Long về Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển - Pháp Vân - cầu Thanh Trì - Sài Đồng - Ninh Hiệp - Đông Anh… Ngoài ra, từ năm 2011, theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, Hà Nội có đường Vành đai 4; đường Vành đai 5 được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 2014 với chiều dài khoảng 348km, đoạn từ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến Hà Nội - Lạng Sơn quy mô cao tốc 4-6 làn xe.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Chung góc nhìn tích cực về hệ thống đường Vành đai của Thủ đô, nhà văn Nguyễn Văn Học (Hiện công tác tại báo Nhân Dân) người đã giành Giải Nhì của cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Ban An toàn giao thông Thành phố, Sở Giao thông vận tải Hà Nội và Báo Kinh tế và Đô thị và tổ chức cho biết, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Ban, ngành, dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, quyết liệt của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố, thủ đô Hà Nội đã phát huy được sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội cả về chiều rộng và chiều sâu. Hàng loạt các công trình giao thông do Trung ương và Hà Nội đầu tư đã được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trên địa bàn thủ đô, tạo điều kiện để Hà Nội chủ động đầu tư kết nối các tuyến đường.

Theo nhà văn Nguyễn Văn Học, bức tranh giao thông Thủ đô nói riêng đang từng bước được hoàn thiện theo hướng ngày càng đồng bộ, văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Cụ thể, để tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội thì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phải đi trước một bước. Trong đó huy động nguồn lực đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng. Nguồn lực phải được sử dụng hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên, gắn với phát huy các tiềm lực về đất đai, con người, văn hóa và điều kiện tự nhiên… của những khu vực đã được đầu tư, tạo nên giá trị, nguồn lực mới để tái đầu tư các công trình giao thông khác.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Hà Nội đang vươn mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Trong bức tranh về giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Không khó để thấy tình trạng quá tải hạ tầng giao thông khi tình trạng này diễn ra ngày càng nặng thêm do chưa gắn kết được quy hoạch hạ tầng giao thông với các quy hoạch đô thị khác như quy hoạch xây dựng, quy hoạch nhà ở, quy hoạch môi trường đô thị. Ngoài ra, khả năng kết nối giao thông liên vùng còn nhiều khó khăn, vận tải khách công cộng chưa phát triển... tất cả đều là những vấn đề cần lưu tâm để khắc phục.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Theo chuyên gia giao thông, hiện lưu lượng giao thông đang tập trung ở nội thành, bởi vậy phải có biện pháp giãn. Giãn bằng cách đầu tư các trục đường hướng tâm. Nói cách khác, giao thông Hà Nội là giao thông hướng tâm và các đường Vành đai. Khi người và phương tiện di chuyển trên các đường hướng tâm mà không có các đường Vành đai thì phương tiện bắt buộc phải đi vào các trục đường nội thành, sau đó mới chuyển sang các đường hướng tâm khác. Và như vậy, bên cạnh gây ùn tắc cho nội thành nó còn cho thấy sự lãng phí lớn nhân lực khi mỗi ngày phải “tiêu tốn” hàng giờ để vượt ách tắc đến nơi làm việc.

Quanh câu chuyện hoàn thiện hệ thống đường Vành đai của Hà Nội, phải khẳng định hệ thống này đã và đang đóng vai trò là những tuyến giao thông huyết mạch, đảm nhận khối lượng vận tải lớn. Tuy nhiên, những trục đường Vành đai, thường xuyên ở trong tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Lấy ví dụ từ tuyến đường Vành đai 3. Đây là một trong những tuyến quan trọng, đóng vai trò kết nối song lại thường xuyên ở trong tình trạng ùn tắc nghiêm trọng.

Điển hình là đoạn từ Pháp Vân đến nút giao Trần Duy Hưng, vào các khung giờ cao điểm, ô tô từ đường trên cao dồn xuống liên tục xung đột với phương tiện ở đường dưới thấp khiến quá trình lưu thông trên cả hai tuyến đường đều bị cản trở. Đặc biệt, tại nút giao Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi và Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến, giao thông luôn trong tình trạng nghẹt thở khi những xe container, xe tải trọng lớn và phương tiện cơ giới cá nhân từ hướng Đại lộ Thăng Long liên tục đổ ra để lên Vành đai 3 trên cao lưu thông ra khu vực phía Nam Thủ đô.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Thực tế cũng chỉ ra, sau nhiều năm đưa vào hoạt động, đường Vành đai 3 hiện nay đã có dấu hiệu mãn tải. Theo Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở Giao thông vận tải Hà Nội), lưu lượng xe trên tuyến đường Vành đai 3 bình quân khoảng 5.000 lượt xe/giờ, cao gấp khoảng 2,5 lần lưu lượng tiêu chuẩn. Nằm trên tuyến đường này, cầu Thanh Trì hiện đã vượt quá lưu lượng thiết kế khoảng 8 lần, mỗi ngày đón khoảng 120.000 xe qua cầu, trong khi thiết kế của cầu chỉ 15.000 xe/ngày đêm. Chính vì lưu lượng tăng cao, nhất là trong giờ cao điểm nên cầu Thanh Trì thường xuyên ùn tắc, có những thời điểm tắc đường kéo dài.

Dẫn như vậy để thấy rằng, việc tiếp tục mở rộng các tuyến đường Vành đai, trong đó có Vành đai 4 là giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài để đáp ứng lưu lượng phương tiện ngày càng tăng của Thủ đô.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Hà Nội đã xác định mục tiêu đến năm 2025 là xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững, là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.

Để đạt được những mục tiêu này, được biết Thành phố sẽ tập trung tạo bước đột phá về thể chế gắn với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng để giao thông đi trước mở đường.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa

Tại Hội nghị Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Thường trực các Tỉnh ủy: Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang để thống nhất về định hướng, quy hoạch, phương án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá: Việc phát triển các đường cao tốc thì tỉnh nào cũng cần, nhưng nếu so sánh thì tuyến đường vành đai 4 là quan trọng bậc nhất vì nó sẽ góp phần liên kết vùng giữa Hà Nội với nhiều tỉnh liên quan. “Tuyến đường sẽ kết nối đồng bộ, tăng cường năng lực, giải phóng ùn tắc giao thông; đồng thời, mở rộng không gian phát triển, khai thác các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng Thủ đô”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhận định.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, nếu không quyết tâm đẩy nhanh, làm sớm, nhất là công tác đền bù giải phóng mặt bằng thì về sau càng khó khăn và giá cả đội lên rất cao. Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải rất ủng hộ chủ trương xây dựng tuyến đường này, tới đây Hà Nội và các tỉnh cần đẩy nhanh thủ tục để sớm trình Thủ tướng Chính phủ; Bộ cũng đồng tình việc kiến nghị Chính phủ cho phép giải phóng mặt bằng một lần, ngay tức khắc, tránh kéo dài nhiều đợt, ách tắc dự án và chi phí phát sinh tăng cao.

Bài 2: Tăng cường kết nối và lan tỏa
Nội dung: Nguyễn Công, Đinh Luyện, Bảo Thoa
Thiết kế: Đức Hà
Bài 1: Khơi thông “nút thắt" hạ tầng để phát triển Bài 1: Khơi thông “nút thắt" hạ tầng để phát triển

Với quyết tâm xây dựng đồng bộ hạ tầng khung, tạo liên kết và động lực phát triển Vùng Thủ đô trong giai đoạn tới, ...

....