Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam:

Nơi phát huy nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số người Việt

17:35 | 07/11/2019
(LĐTĐ) Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam từ lâu đã trở thành một điếm đến thu hút không chỉ du khách trong nước mà còn cả quốc tế bởi chính sự phong phú và đa dạng đến từ văn hóa, truyền thống của cộng đồng những người dân tộc sinh sống và hoạt động văn hóa tại đây.
noi phat huy net dep van hoa cua cac dan toc thieu so nguoi viet Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2019 sẽ diễn ra tại Hà Nội
noi phat huy net dep van hoa cua cac dan toc thieu so nguoi viet Điểm sáng trong xây dựng mô hình “Làng văn hóa kiểu mẫu”
noi phat huy net dep van hoa cua cac dan toc thieu so nguoi viet Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc trong tháng 5

noi phat huy net dep van hoa cua cac dan toc thieu so nguoi viet

Nhà Rông, công trình kiến trúc đặc sắc của dân tộc Ba Na

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam là một phần của khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây. Trước khi vào các làng dân tộc, du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên khi bao quanh nơi đây là một không gian xanh nên thơ.

Mỗi làng dân tộc có một đặc trưng riêng, điều này được thể hiện rõ ở những làng đã có người sinh sống và hoạt động văn hóa. Những cảnh quan thiên nhiên được Ban quản lý và cộng đồng những người dân tộc chung tay gây dựng nhằm tái hiện một cách chân thực nhất nơi sinh sống của họ.

noi phat huy net dep van hoa cua cac dan toc thieu so nguoi viet
Quảng trường Tây Nguyên

Từ vườn chè xanh ngát tại làng Mường tới cánh đồng hoa tam giác mạch trải khắp làng Tày, từ những ngôi nhà mái tranh vách nứa cho đến mái ngói vách trình tường. Môi trường sống và yếu tố về thiên nhiên đã được tái hiện chân thực nhất có thể, đủ để làm hài lòng cả những vị khách đã từng thực sự đến những ngôi làng dân tộc khắp Việt Nam.

Đi vào bên trong từng làng, nét đặc sắc về văn hóa càng được thể hiện rõ nét. Như làng dân tộc Ba Na, nổi bật lên giữa khuôn viên là ngôi nhà Rông, công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất chỉ xuất hiện ở cộng đồng các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng... dưới hình thức nhà cộng đồng. Theo những người dân tộc ở nơi đây, nhà Rông Ba Na là đẹp nhất. Với những cộng đồng dân tộc này, nhà Rông là biểu tượng cho sự thịnh vượng của buôn làng; nhà Rông to chứng tỏ buôn đó làm ăn rất phát đạt.

noi phat huy net dep van hoa cua cac dan toc thieu so nguoi viet
Khèn, nhạc cụ truyền thống của người Mông

Đối với dân tộc Ê đê, công trình kiến trúc tiêu biểu của họ là nhà Dài. Theo truyền thống, đây là nơi sinh sống và làm việc của một đại gia đình, đồng thời cũng là nơi trưng bày những nhạc cụ, thổ cẩm và những sản phẩm khác của người Ê đê.

Bên cạnh công trình kiến trúc, những giá trị tinh thần của các cộng đồng dân tộc cũng là một điếm hấp dẫn du khách. Hòa vào thiên nhiên là những giai điệu của các dân tộc. Từ giai điệu khắp tay của người Thái đến tiếng khèn của những chàng trai Mông, và nổi bật hơn cả là âm nhạc của người Ê đê - một cộng đồng rất phát triển về âm nhạc với những giai điệu mang âm hưởng hiện đại, cùng với sự đa dạng về nhạc cụ và cả nghệ sĩ nổi tiếng như nghệ sĩ nhân dân Y Moan Ênuôl… cũng là điểm nhấn tạo nên những nét văn hóa đặc trưng vô cùng ấn tượng.

noi phat huy net dep van hoa cua cac dan toc thieu so nguoi viet
Người phụ nữ Ê đê đang dệt vải

Đến với làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là đến với cái nôi hội tụ văn hóa của 54 dân tộc anh em. Đây không chỉ là một điểm đến hấp dẫn người lớn mà còn là cơ hội để những người trẻ như học sinh, sinh viên đến tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa của đồng bào miền núi.

Với tổng diện tích 1544 ha, Làng đã tạo dựng, tái hiện đầy đủ nơi ở và sinh hoạt cộng đồng của 54 dân tộc. Các làng dân tộc nơi đây được chia thành 4 cụm. Cụm I gồm 28 làng dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cùng với chợ vùng cao. Cụm II là không gian văn hóa của 18 cộng đồng dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Cụm III bao gồm 4 làng dân tộc Chăm, Khmer, Chu Ru và Chơ Ro với 2 công trình kiến trúc đặc sắc là quần thể chùa Khmer và tháp Chăm. Cuối cùng là cụm IV với 4 dân tộc Kinh, Hoa, Ngái và Sán Dìu.

Đức Anh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này