Nâng cao kỹ năng sản xuất an toàn cho nông dân

08:50 | 05/11/2019
(LĐTĐ) Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các vùng rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong năm 2019, từ đầu năm đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ năng chuyên sâu cho nông dân, cũng như triển khai các mô hình sản xuất rau an toàn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trên toàn thành phố.
nang cao ky nang san xuat an toan cho nong dan Từng bước sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
nang cao ky nang san xuat an toan cho nong dan Thúc đẩy thực thi trách nhiệm trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp

Theo chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã mở 55 lớp quản lý dịch vụ tổng hợp (IPM) trên cây rau (28 lớp đã kết thúc khóa học); 20 mô hình bẫy bả chua ngọt phòng trừ sâu khoang và sâu đục cà chua; 21 mô hình thử nghiệm sử dụng bẫy dính phòng trừ sâu hại trên rau.

nang cao ky nang san xuat an toan cho nong dan
Nâng cao kỹ năng sản xuất rau an toàn cho nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bên cạnh đó, Chi cục thường xuyên tuyên truyền cho nông dân quy định về an toàn thực phẩm, quy trình kỹ thuật, kiến thức khoa học, kinh nghiệm canh tác rau an toàn. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học đạt khoảng 60% và theo đó, giảm khoảng 30% số lần và số lượng thuốc Bảo vệ thực vật hóa học trên cây trồng. Khảo sát thực tế cho thấy, nông dân đã tuân thủ thời gian cách ly khi thu hái sản phẩm, giảm đáng kể tỷ lệ mẫu rau phân tích vượt dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật tối đa cho phép.

Thời gian tới, để kiểm soát chất lượng rau an toàn, giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tăng cường theo dõi, kiểm tra tiến độ, kỹ thuật sản xuất trên các loại cây trồng, đặc biệt là rau an toàn.

Chi cục tiếp tục hỗ trợ một số loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa giảm độc hại cho môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân. Đồng thời, chú trọng xây dựng và duy trì các tổ/nhóm sản xuất an toàn, góp phần thay đổi cơ bản quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ rau an toàn nhằm hướng đến lợi ích đa chiều.

Đối với nông dân, khi triển khai mô hình này họ chỉ việc tuân thủ thu hoạch rau bảo đảm thời gian cách ly và ghi chép nhật ký đồng ruộng đầy đủ phục vụ dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Tuấn Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này