Mục tiêu cao nhất của vận tải công cộng là đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân

08:28 | 29/10/2019
(LĐTĐ) Đây là một trong những quan điểm của ông Nguyễn Công Nhật – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội chia sẻ tại hội thảo lấy ý kiến xây dựng đề án “Phân vùng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận đến năm 2030” và đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”…  
muc tieu cao nhat cua van tai cong cong la dap ung nhu cau di lai cua nguoi dan Nới thời gian người cao tuổi đi xe buýt miễn phí bằng Chứng minh thư
muc tieu cao nhat cua van tai cong cong la dap ung nhu cau di lai cua nguoi dan Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải công cộng ở Hà Nội: Cần đổi mới từ tư duy
muc tieu cao nhat cua van tai cong cong la dap ung nhu cau di lai cua nguoi dan Ủng hộ xe buýt!
muc tieu cao nhat cua van tai cong cong la dap ung nhu cau di lai cua nguoi dan Không thể đô thị một đàng, bến xe buýt một nẻo

Theo thống kê, Hà Nội hiện có 124 tuyến buýt (100 tuyến trợ giá, 10 tuyến không trợ giá, 12 tuyến kế cận, 2 tuyến city tour), đã phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã và phục vụ đến 453/584 số xã, phường, thị trấn (đạt 78%), 66/71 bệnh viện (đạt 93%), 296/708 các trường Trung học sở sở, Trung học phổ thông, 32/37 các khu công nghiệp, 82/85 khu đô thị mới.

Về việc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực bị hạn chế sử dụng xe máy, ô tô cá nhân, đại diện Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đề nghị triển khai các tuyến xe buýt nhỏ hoặc xe buýt điện có chức năng gom khách từ các khu dân cư và ác tuyến đường có mặt cắt hẹp ra các tuyến phố chính. Bên cạnh đó, bổ sung các điểm đỗ xe đạp công cộng tại các điểm trung chuyển xe buýt để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ xe buýt.

muc tieu cao nhat cua van tai cong cong la dap ung nhu cau di lai cua nguoi dan

Ông Nguyễn Công Nhật – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội khẳng định, mục tiêu cao nhất của vận tải công cộng là đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: Đinh Luyện

Theo đại diện Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) thì cần xem xét dừng hoạt động xe máy khi hệ thống vận tải hành khách công cộng và các phương tiện thay thế đáp ứng được tối thiểu 60,5% nhu cầu đi lại của người dân. Nói cách khác, để đảm bảo yêu cầu trên, đến năm 2030 cần đưa vào hoạt động 08 đoạn tuyến đường sắt đô thị, khoảng 200 tuyến buýt, 35.000 xe taxi, 50.000 – 55.000 xe hợp đồng, 15 – 20 tuyến bus mini, 8.000-10.000 xe đạp công cộng.

Ngoài ra, đối với một bộ phận người dân đang làm dịch vụ chuyển đồ bằng xe máy, cần phải nghiên cứu xem xét đặc thù những loại xe máy phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không phải phương tiện giao thông thuần túy. Việc dừng hoạt động xe máy cũng cần quan tâm giải quyết các điểm giao thông tĩnh phục vụ việc kết nối giữa khu vực hạn chế hoạt động và khu vực được hoạt động xe máy sao cho thuận tiện để tiếp cận.

Bổ sung thêm quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia bày tỏ ủng hộ nội dung, chủ trương, đề án liên quan của Hà Nội. Tuy nhiên, ông Thái cho rằng, cần xem xét lộ trình thực hiện cho phù hợp.

muc tieu cao nhat cua van tai cong cong la dap ung nhu cau di lai cua nguoi dan

Ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị bên cạnh lộ trình phù hợp, cần tăng cường tuyên truyền vận động để người dân có thói quen sử dụng phương tiện vận tải công cộng. Ảnh: Đinh Luyện

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền vận động để người dân có thói quen sử dụng phương tiện vận tải công cộng; Thành phố có thể mở rộng tuyến phố đi bộ không chỉ khu vực trung tâm nội đô; thực hiện kiểm soát khí thải của xe máy cũ, để tránh ô nhiễm. Việc thu phí vào nội đô phải không gây phiền hà cho người dân, như áp dụng thu phí không dừng…

Theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND, sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030. Dự kiến đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 17 quận, diện tích 838,55 km2, chiếm 25% diện tích toàn Thành phố, với dân số 4,74 triệu người. Tăng thêm 5 quận so với hiện trạng bao gồm Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng.
Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn Thành phố sẽ quy hoạch 5 đường vành đai, trong đó vành đai 2, vành đai 3 là vành đai đô thị. Vành đai 4 và 5 làm vành đai lên vùng. Ngoài ra còn có vành đai 3,5 không khép kín, mang tính chất là đường trục chính đô thị.
Theo quy hoạch, thị phần vận tải hành khách khu vực đô thị Trung tâm đến năm 2030 đạt khoảng 50 - 55% với việc phát triển 9 tuyến đường sắt đô thị, 8 tuyến BRT và 3 tuyến tàu điện một ray monorail, các tuyến di chuyển bằng xe máy sẽ chuyển sang vận tải công cộng và các phương tiện khác như xe con cá nhân, xe đạp. Do đó vận tải hành khách công cộng cần đáp ứng 60,5% đến 64,8% nhu cầu đi lại.

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này