Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

Lực đẩy trong xây dựng nông thôn mới ở Thạch Thất

08:33 | 25/10/2019
(LĐTĐ) Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với nhiều khó khăn, tuy nhiên, nhờ xác định được đúng trọng tâm, xác định đúng đối tượng…nên quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) đạt được nhiều kết quả cao. Trong đó, việc phát triển về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trở thành lực đẩy giúp thu nhập và đời sống người dân nâng lên rõ rệt.
luc day trong xay dung nong thon moi o thach that Nỗ lực “cán đích” nông thôn mới trong năm 2020
luc day trong xay dung nong thon moi o thach that Tỷ lệ hộ nghèo tại Hoài Đức chỉ còn 0,9 %
luc day trong xay dung nong thon moi o thach that Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống

Đề cập về công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất, theo Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện, đến thời điểm hiện tại toàn huyện có 1 Khu công nghiệp và 7 Cụm công nghiệp với diện tích 160 ha với các ngành nghề như cơ kim khí, sản xuất đồ mộc nhà cổ truyền, may mặc, mây tre giang đan và điện tử.

luc day trong xay dung nong thon moi o thach that
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giúp quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất đạt nhiều kết quả cao

Trong những năm qua được sự quan tâm của Thành phố, cơ chế chính sách khuyến khích làng nghề. Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện đã tập trung chỉ đạo, vận động các doanh nghiệp hộ sản xuất sau khi được giao, thuê đất đã đầu tư cụm công nghiệp Chàng Sơn 1.000 tỷ đồng để xây dựng lán xưởng mua sắm các trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu để sản xuất.

Tuy nhiên, với truyền thống là huyện có làng nghề phát triển mạnh với 10 làng nghề truyền thống đã được công nhận, đến nay mặt bằng sản xuất trên địa bàn huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất vẫn phải sản xuất đan xen trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường rất lớn cho cộng đồng dân cư.

Trước thực trạng đó, năm 2019, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản cho phép thành lập 2 Cụm công nghiệp làng nghề ở xã Dị Nậu và Chàng Sơn (giai đoạn 2) với diện tích là 26 ha. Đến nay UBND huyện đã chỉ đạo đơn vị chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục theo quy định để tạo điều kiện mặt bằng thu hút các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại 2 cụm này.

Nhờ phát triển đúng hướng, đúng trọng tâm, năm 2018 tổng giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng cơ bản huyện đạt 13.147.818 triệu đồng, tăng 11.590.828 triệu đồng so với năm 2010.

Theo ông Nguyễn Doãn Hoàn, Trưởng Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Thạch Thất, nhằm phát huy những thành tích đạt được trong việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thời gian tới, huyện sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống, có thế mạnh, có uy tín và thương hiệu như; cơ kim khí, mộc dân dụng, làm nhà cổ truyền, may mặc và chế biến nông sản; hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới máy móc thiết bị thay đổi mẫu mã chất lượng sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đồng thời, Huyện tăng cường công tác kêu gọi đầu tư, khuyến khích phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị mi ni, chợ nông sản, nâng cao hiêu quả hoạt động của các ban quản lý chợ, đảm bảo hàng hóa chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các làng nghề, nâng cao cơ sở hạ tầng các khu du lịch tâm linh, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đến thăm quan…

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này