Chia sẻ kinh nghiệm về đối thoại xã hội tại nơi làm việc

22:17 | 23/10/2019
(LĐTĐ) Đối thoại trong quan hệ lao động có vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Trong bối cảnh mới, Công đoàn Việt Nam càng coi trọng công tác đối thoại.
chia se kinh nghiem ve doi thoai xa hoi tai noi lam viec Tuyên truyền về pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tới công nhân
chia se kinh nghiem ve doi thoai xa hoi tai noi lam viec Thúc đẩy cơ chế đối thoại trong doanh nghiệp
chia se kinh nghiem ve doi thoai xa hoi tai noi lam viec Đối thoại về các vướng mắc khi triển khai Luật An toàn vệ sinh lao động

Đó là khẳng định của ông Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại tọa đàm “Thúc đẩy đối thoại xã hội tại nơi làm việc và thương lượng tập thể hiệu quả trong ngành dệt may” diễn ra chiều 22/10.

chia se kinh nghiem ve doi thoai xa hoi tai noi lam viec
Các đại biểu dự tọa đàm

Hội thảo do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Công đoàn Hà Lan (CNV) tổ chức, dưới sự chủ trì của ông Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; ông Willem Jelle Berg - Phó Chủ tịch Công đoàn Hà Lan và bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, đối thoại trong quan hệ lao động gồm đối thoại hai bên, ba bên có vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Trong bối cảnh mới, Công đoàn Việt Nam càng coi trọng công tác đối thoại.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, đất nước Hà Lan được coi như là đất nước của đối thoại. Kinh nghiệm của Hà Lan rất đáng được tham khảo ở Việt Nam. Vì vậy, ông bày tỏ hy vọng buổi tọa đàm sẽ cung cấp được cho Công đoàn Việt Nam những kinh nghiệm quý báu về đối thoại, thương lượng tập thể.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam khẳng định, đối thoại xã hội để là phương tiện để cải thiện điều kiện lao động, nâng cao năng suất lao động. Đối thoại được cần được tiến hành ở cấp doanh nghiệp và cấp quốc gia.

Theo bà Elsbeth Akkerman, thực tế ở Việt Nam, thỏa ước lao động tập thể nhóm 5 doanh nghiệp may ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên là ví dụ điển hình giúp mối quan hệ lao động tại các doanh nghiệp tiến bộ hài hòa, giảm tranh chấp lao động, đình công không đúng trình tự pháp luật quy định; hạn chế tình trạng biến động lao động, cạnh tranh lao động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa ước nhóm, giúp các doanh nghiệp trong nhóm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp vì người lao động từ đó, thu hút lao động mới làm việc, khẳng định vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp trong nhóm.

“Hà Lan sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm về đối thoại và thỏa ước lao động tập thể của mình để cải thiện điều kiện lao động, nâng cao năng suất lao động của Việt Nam”, bà Elsbeth Akkerman khẳng định.

Tại buổi tọa đàm, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã thông tin một số nội dung sửa đổi lớn trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) liên quan tới đối thoại và thương lượng tập thể.

Ông Willem Jelle Berg - Phó Chủ tịch Công đoàn Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm của Hà Lan về mô hình đối thoại xã hội và tham khảo cho Việt Nam.

Theo ông Willem Jelle Berg, trong tương lai gần, thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp với phương pháp tiếp cận từ dưới lên có thể sử dụng như một mô hình thúc đẩy đối thoại xã hội trong các lĩnh vực khác của đất nước và trong ngành công nghiệp khác.

Ông Willem Jelle Berg cũng cho rằng, thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp góp phần cải thiện quan hệ lao động, một mặt thúc đẩy sự ổn định và năng suất lao động của doanh nghiệp, mặt khác tăng cường sự cam kết và hài lòng của người lao động và gia đình họ.

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này