Sớm đưa Thiết chế Công đoàn vào hoạt động, đáp ứng mong mỏi của người lao động

10:53 | 25/09/2019
(LĐTĐ) Sáng nay (25/9), Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2018, trọng tâm phối hợp công tác năm 2019-2020.
som dua thiet che cong doan vao hoat dong dap ung mong moi cua nguoi lao dong Công bố kết quả kiểm tra của Ban Bí thư đối với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
som dua thiet che cong doan vao hoat dong dap ung mong moi cua nguoi lao dong Công nhân háo hức chung vui “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2019
som dua thiet che cong doan vao hoat dong dap ung mong moi cua nguoi lao dong Tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm cần được lan tỏa trong cán bộ công đoàn

Cùng tham dự buổi làm việc có ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện các Bộ, ngành: Lao động – Thương binh và Xã hội, Khoa học và công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

som dua thiet che cong doan vao hoat dong dap ung mong moi cua nguoi lao dong
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc

Về phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; các Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn: Trần Thanh Hải, Trần Văn Thuật, Phan Văn Anh, Ngọ Duy Hiểu và các đồng chí trong Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Công đoàn Việt Nam tiếp tục đồng hành với Chính phủ

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết: Thực hiện Quy chế phối hợp, Chính phủ và các bộ ngành, cấp ủy địa phương đã dành nhiều sự quan tâm đến hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Năm 2018, 2019, nhân dịp Tháng Công nhân, Thủ tướng Chính phủ đã gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam và gặp gỡ công nhân lao động kỹ thuật cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn, động viên người lao động phát huy khả năng sáng tạo, nỗ lực cống hiến, góp phần vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Đặc biệt, Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” theo Quyết định số 655/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được xúc tiến ở các địa phương tập trung đông công nhân, lao động. Tổng Liên đoàn đã tích cực làm việc với 33 tỉnh, thành phố để thống nhất quỹ đất, thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư thiết chế Công đoàn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng tại tỉnh Hà Nam, dự kiến trong quý IV/2019 sẽ bàn giao những căn hộ đầu tiên cho đoàn viên là công nhân, lao động.

som dua thiet che cong doan vao hoat dong dap ung mong moi cua nguoi lao dong
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang báo cáo tại buổi làm việc

Tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Trách nhiệm”, Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian gặp gỡ đại biểu dự Đại hội, thảo luận về chủ đề “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”. Chủ đề trên cũng là tên gọi một trong các chương trình của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam theo tinh thần thông điệp của Thủ tướng, hướng tới mục tiêu phát huy vai trò của đội ngũ công nhân, lao động và tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành Đề án phát động Cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”; tổ chức phát động cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”, gắn với phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”.

Tại buổi lễ, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến việc phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về lao động - xã hội, xây dựng Chính phủ “Liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”.

Báo cáo về những tồn tại, hạn chế trong thực hiện Quy chế phối hợp, ông Nguyễn Đình Khang cho biết: Đến nay có một số nội dung công việc được Thủ tướng kết luận nhưng trong quá trình phối hợp thực hiện vẫn còn khó khăn vướng mắc, chưa đạt nhiều kết quả, cụ thể như: Về hỗ trợ cơ chế chính sách liên quan đến dự án đầu tư xây dựng thiết chế của Công đoàn; tăng nguồn vốn ngân sách để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình hạ tầng xã hội tại 50 Thiết chế của Công đoàn... triển khai khó đạt được theo như Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, do trong quá trình thực hiện Đề án chịu sự điều chỉnh cùng nội dung của nhiều bộ Luật, như: Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật đầu tư công... và thực tế khó khăn huy động vốn để triển khai Đề án từ các nguồn: vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi và cơ chế chính sách để huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với một số bộ, ngành liên quan còn chậm, nên khi triển khai thực hiện hiệu quả chưa cao.

9 kiến nghị gửi tới Chính phủ

Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã kiến nghị với Chính phủ 9 nhóm vấn đề.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay, tình trạng doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn có xu hướng tăng, dẫn đến việc nợ lương, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong khi đó, theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thì quyền ưu tiên của người lao động không được đảm bảo. Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết theo hướng ưu tiên giải quyết nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo sự đồng bộ với Luật phá sản doanh nghiệp và Bộ luật lao động.

som dua thiet che cong doan vao hoat dong dap ung mong moi cua nguoi lao dong

Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương phối hợp hiệu quả sớm đưa Thiết chế Công đoàn đi vào cuộc sống.

Hai là, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá, xác định và sớm công bố “mức sống tối thiểu” của người lao động và gia đình họ”, tạo cơ sở cho các bên tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia thương lượng, đàm phán mức lương tối thiểu vùng hàng năm.

Ba là, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2025”. Đề án “Xây dựng đời sống văn hoá công nhân tại các khu công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030”.

Bốn là, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị đánh giá chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đề nghị Chính phủ giao Tổng Liên đoàn nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền trật tự an toàn giao thông trong công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2020 - 2025”.

Năm là, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang trình Ban Bí thư “Đề án quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sơ vật chất hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức Công đoàn phục vụ tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” tại tờ trình số 869/TTr-TLĐ ngày 13/6/2019. Trước mắt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng Cục thống kê và các bộ, ngành liên quan kiểm kê toàn bộ cơ sở vật chất các đơn vị kinh tế, sự nghiệp của tổ chức Công đoàn để xây dựng chiến lược kinh doanh, hoạt động có hiệu quả.

Sáu là, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Khoa học và công nghệ xem xét bố trí 1 chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và giao Tổng Liên đoàn chủ trì thực hiện.

Bảy là, trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Bộ luật Lao động 2012, Luật Công đoàn, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm lắng nghe, tập hợp ý kiến từ đại diện người lao động trực tiếp để Bộ luật đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, khả thi và tạo sự đồng thuận xã hội trong quá trình thực thi luật.

Tám là, để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt là đối tượng công nhân lao động phải đi làm vào giờ hành chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh căn cứ vào điều kiện hiện có về nhân lực, cơ sở vật chất để phối hợp với ngành Bảo hiểm xã hội thực hiện triển khai khám chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính cho người bệnh có thẻ BHYT.

Chín là, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện một số nội dung đã được Thủ tướng kết luận theo thông báo số 319/TB-VPCP ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ.

som dua thiet che cong doan vao hoat dong dap ung mong moi cua nguoi lao dong
Dự án Thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam

Cụ thể, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chủ trì hoặc phân công 1 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp (do Tổng Liên đoàn tổ chức và chuẩn bị nội dung) với các Bộ, ngành để giải quyết các vướng mắc khó khăn về cơ chế, chính sách trong quá trình triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” đã được tổng kết tại dự án thiết chế Công đoàn tỉnh Hà Nam và kết quả làm việc với các Bộ, ngành Trung ương. Thời gian: Trong quý IV/2019.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu hỗ trợ Tổng Liên đoàn từ 1.000 tỷ đến 2.000 tỷ đồng để tập trung triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình hạ tầng xã hội tại 50 thiết chế của Công đoàn. Ưu tiên bố trí vốn thuộc kế hoạch trung hạn 2021 - 2025 để Tổng Liên đoàn sớm đưa các công trình vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, cân đối hỗ trợ 300 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước để tăng thêm nguồn vốn cho các chương trình dự án tài chính vi mô của tổ chức Công đoàn đã được chuyển đổi theo Quyết định 20/2017/QĐ-TTg và tiếp tục triển khai thực hiện văn bản số 1177/TTg- KTTH ngày 6/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian Bộ Tài chính chưa cân đối được nguồn vốn, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho các chương trình dự án tài chính vi mô của tổ chức Công đoàn vay theo lãi suất ưu đãi.

Đề nghị sớm đưa thiết chế Công đoàn đi vào cuộc sống

Phát biểu khai mạc buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện các Bộ, ngành tập trung bàn các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo đời sống, việc làm, thu nhập cho người lao động, đặc biệt là các giải pháp nhằm chăm lo đời sống người lao động, như: Xây dựng Thiết chế Công đoàn phục vụ công nhân – vấn đề thiết thực với mỗi gia đình người lao động và đây cũng là mong mỏi của người lao động.

Thủ tướng đề nghị tại buổi làm việc này cần tập trung bàn rốt ráo trách nhiệm cụ thể của Chính phủ, của từng Bộ, ngành, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các địa phương để sớm đưa Thiết chế Công đoàn đi vào cuộc sống. Trong năm nay, phải khánh thành, đưa vào sử dụng Thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam, để sang năm tới triển khai đồng loạt tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bảo Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này