Khởi nghĩa 19/8/1945: Dấu ấn giành chính quyền tại Hà Nội

10:13 | 20/08/2019
(LĐTĐ) Ngày 8/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện hồng quân Liên Xô và quân đồng minh; tiếp đó, ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, đẩy quân phiệt Nhật vào tình thế thất bại.
khoi nghia 1981945 dau an gianh chinh quyen tai ha noi Cách mạng Tháng Tám, những ngày Hà Nội sục sôi
khoi nghia 1981945 dau an gianh chinh quyen tai ha noi Liên hoan ca múa nhạc chào mừng kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9
khoi nghia 1981945 dau an gianh chinh quyen tai ha noi Sôi nổi các hoạt động chào mừng Quốc khánh 2/9

Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, nhận định thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã tới, những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi. Uỷ ban Khởi nghĩa gửi quân lệnh số 1 cho đồng bào và cho chiến sĩ cả nước ngay trong đêm ấy.

khoi nghia 1981945 dau an gianh chinh quyen tai ha noi
Bắc Bộ Phủ một trong những địa điểm diễn ra tổng khởi nghĩa 19/8/1945 tại Hà Nội

Ngày 16/8/1945, đại hội họp ở Tân Trào đã thông qua “10 Chính sách lớn của Việt Minh”, thông qua “lệnh tổng khởi nghĩa” quyết định Quốc Kỳ nền đỏ, sao vàng, chọn bài tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra uỷ ban dân tộc giải phóng Trung Ương, tức chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc. Từ ngày 14 đến ngày 18/8, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.

Cách đây 74 năm, từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi. Ngày nay với phương châm “Hà Nội là Thủ đô của cả nước, nên phải đi trước về trước trong các phong trào…”.

Phát huy tinh thần ngày khởi nghĩa 19/8 và cách mạng tháng Tám bất diệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô nguyện đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới tư duy, ra sức sáng tạo để xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh.

Ngày 17/8, ở Hà Nội, tổng hội viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường nhà hát thành phố, có hàng vạn người tham gia để ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Trong mít tinh này, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội, quần chúng cách mạng đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng, chiếm lấy diễn đàn cuộc mittinh, cán bộ Việt Minh đã diễn thuyết báo tin cho đồng bào biết quân phiệt Nhật đã đầu hàng và giới thiệu chủ trương đường lối cứu nước của Việt Minh, kêu gọi nhân dân đánh đổ chính quyền bù nhìn thân Nhật.

Cuộc mittinh đã biến hành cuộc biểu tình, tuần hành thị uy, bắt đầu từ quảng trường nhà hát thành phố và lan khắp nơi trên phố phường Hà Nội. Cả Hà Nội tưng bừng khí thế sục sôi khởi nghĩa.

Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát Thành phố để dự mittinh. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu: “Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim”; “Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa Việt Nam”; “Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh”; “Việt Nam hoàn toàn độc lập”.

Cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 19/8/1945, sau loạt súng chào cờ và bài Tiến Quân Ca, đại biểu uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh. Cuộc mít tinh trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuốc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân thành công, mở ra nền độc lập - tự do cho Tổ quốc.

H.P

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này