Ngành đường sắt đưa ra loạt giải pháp ‘kéo’ giảm tai nạn

19:53 | 02/08/2019
(LĐTĐ) Theo thống kê, chỉ tính riêng trong tháng 7/2019, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 27 vụ tai nạn giao thông đường sắt, tăng 12,5%, làm chết 17 người, tăng 21,4% và làm bị thương 23 người, tăng 76,9%. Trước tình hình tai nạn giao thông đường sắt gia tăng và có diễn biến phức tạp, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa đưa ra hàng loạt các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm kiềm chế tai nạn.  
Hà Nội cấm đường Cầu Giấy – Xuân Thủy để thi công đường sắt trên cao
Cần hơn 7.300 tỷ đồng để ngăn chặn ‘tử thần’
Kỳ 2: Vì sự an toàn là trên hết
Kỳ 1: Bao giờ mới chấm dứt?

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, một số địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt gồm: Hà Nội (19 vụ), Khánh Hòa (16 vụ), Hải Dương (10); Bắc Giang, Thanh Hóa (9 vụ), Hà Nam, Nghệ An (8 vụ); Thừa Thiên Huế (7 vụ), Đồng Nai (6 vụ); Nam Định, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam (5 vụ).

Qua tổng hợp, phân tích cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, các vụ tai nạn giao thông đường sắt chủ yếu xảy ra trên lối đi tự mở và dọc hai bên hành lang đường sắt, chiếm 78%, còn lại là đường ngang biển báo, cảnh báo tự động có cần chắn tự động.

Ngành đường sắt đưa ra loạt giải pháp ‘kéo’ giảm tai nạn

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị các địa phương phối hợp xây dựng lộ trình xóa bỏ lối đi dân sinh. Ảnh: Đ.L

Nhằm hạn chế tai nạn giao thông đường sắt tại các vị trí đường ngang biển báo và lối đi tự mở, trong thời gian tới, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt.

Trong đó, xử lý nghiêm hành vi mở lại lối đi tự mở đã được đóng, nhổ bỏ cọc thu hẹp lối đi tự mở, lấn chiếm hành lang, điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cố tình vượt qua đường sắt khi cần chắn tự động đã hạ xuống, dàn chắn, cần chắn đã đóng… không giảm tốc độ trước khi qua giao cắt giữa đường bộ - đường sắt...

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có ý kiến với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua gắn kết quả thực hiện với trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương; tích cực khắc phục các tồn tại; chủ trì, phối hợp với VNR tiến hành rà soát, xây dựng lộ trình giảm dần, xóa bỏ các lối đi tự mở trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 - 2025.

Các cơ quan Nhà nước nghiên cứu, phát động xã hội hóa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các lối đi tự mở qua đường sắt, nhằm kêu gọi, thu hút sự góp sức của cộng đồng để thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ - đường sắt.

Đ.L

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này