Khi một vấn đề 3 Bộ trưởng trả lời

22:46 | 07/06/2019
(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV có một vấn đề được cử tri và dư luận đặc biệt quan tâm đó là xu hướng phát triển du lịch tâm linh và có hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi khiến 3 Bộ trưởng phải trả lời.
khi mot van de 3 bo truong tra loi Bình Thuận: Đặt mục tiêu phát triển du lịch bền vững
khi mot van de 3 bo truong tra loi Chung tay xây dựng môi trường du lịch Thủ đô văn minh
khi mot van de 3 bo truong tra loi ‘Chìa khóa’ phát triển du lịch 4 tỉnh Bắc miền Trung

Phải rạch ròi công - tư

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, một số đại biểu cho rằng, thời gian qua việc đầu tư xây dựng các công trình tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đã và đang hình thành, chiếm cả ngàn hécta đất.

khi mot van de 3 bo truong tra loi
Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) bị các đại biểu nêu ví dụ về biến tướng tôn giáo với việc giải vong

Tuy nhiên, vẫn chưa rạch ròi giữa khu đất dành cho tâm linh và đất thương mại dịch vụ, sau này có thể biến tướng do điều chỉnh quy hoạch. Điều đặc biệt có những công trình du lịch tâm linh quy hoạch lên tới cả nghìn hecta, trong khi đất canh tác và đất rừng phòng hộ bị thu hẹp lại.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay, các dự án kết hợp mục đích tâm linh, tôn giáo, hiện nay được kiểm soát bằng công cụ chủ yếu là giấy phép xây dựng. Trong giấy phép xây dựng có quy định cụ thể việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và có sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước tôn giáo địa phương.

Quy hoạch những khu du lịch tâm linh với diện tích lớn vậy có kiểm soát được không? việc khai thác có công bằng hợp lý không và đúng pháp luật hay không? Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh: Luật Du lịch quy định dự án cần lập quy hoạch sử dụng đất đai tại địa phương.

Luật tín ngưỡng tôn giáo quy định việc cải tạo, xây dựng mới cơ sở tôn giáo phải tuân thủ Luật Xây dựng. Trong đó, với những khu có diện tích 500ha trở lên phải lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, có văn bản chấp thuận về sự cần thiết của công trình và quy mô công trình tôn giáo của cơ quan quản lý địa phương…Tới đây, những quy chuẩn, tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng công trình cũng sẽ được ban hành để cùng đảm bảo việc kiểm soát việc hình thành những khu du lịch tâm linh lớn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nêu lý do do quy định pháp luật chưa cụ thể nên một số địa phương vận dụng không thống nhất, tới đây sẽ có quy định cụ thể hơn về vấn đề này. Riêng về quy định, quy chuẩn sử dụng đất trong dự án hỗn hợp, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói tới đây sẽ có quy định cụ thể hơn để đảm bảo phân biệt rõ ràng đất dành cho mục đích tâm linh, đất dành cho du lịch và mục tiêu khác để đảm bảo chặt chẽ việc quản lý, sử dụng đất và hiệu quả xử lý vấn đề về tài chính, đất liên quan.

Mổ xẻ sâu thêm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) phản ánh, rất nhiều cử tri quan tâm về tình trạng khu du lịch tâm linh, chùa chiền vài trăm hécta nhưng nhà đầu tư được cấp đến vài nghìn hécta, có những trường hợp được cấp chục nghìn hécta, có sự nhập nhằng giữa công và tư.

Thậm chí, một số cử tri cho rằng nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhưng Nhà nước bỏ ra chục ngàn hécta đất đai rừng biển thì thực ra là có sự đầu tư lớn tài sản công ở đây và sau đó thuộc quyền kiểm soát của nhà đầu tư tư nhân. Trên tinh thần đó, đại biểu Nghĩa nêu câu hỏi: Quy hoạch những khu du lịch tâm linh với diện tích lớn vậy có kiểm soát được không? việc khai thác có công bằng hợp lý không và đúng pháp luật hay không? Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh: Luật Du lịch quy định dự án cần lập quy hoạch sử dụng đất đai tại địa phương.

Luật tín ngưỡng tôn giáo quy định việc cải tạo, xây dựng mới cơ sở tôn giáo phải tuân thủ Luật Xây dựng. Trong đó, với những khu có diện tích 500ha trở lên phải lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, có văn bản chấp thuận về sự cần thiết của công trình và quy mô công trình tôn giáo của cơ quan quản lý địa phương…Tới đây, những quy chuẩn, tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng công trình cũng sẽ được ban hành để cùng đảm bảo việc kiểm soát việc hình thành những khu du lịch tâm linh lớn.

Chưa phát hiện kinh doanh tôn giáo, nhưng khẳng định có cá nhân trục lợi tôn giáo

Tham gia trả lời nhóm vấn đề về phát triển du lịch tâm linh và biến tướng các hoạt động tín ngưỡng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, theo quy định của pháp luật, Hiến chương của Hội Phật giáo Việt Nam thì không có hiện tượng kinh doanh tôn giáo.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo, Bộ Nội vụ chưa phát hiện hiện tượng kinh doanh tôn giáo. Tuy vậy, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng thừa nhận, trên thực tế, trong thời gian qua, có một số cá nhân dựa vào cơ sở thờ tự, tôn giáo, niềm tin của nhân dân, của phật tự để hoạt động mê tín, dị đoan, trục lợi và gây bức xúc trong xã hội.

Về các ý kiến cho rằng một số cán bộ góp tiền để xây chùa, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nêu rõ, theo báo cáo của Ban Tôn giáo, Bộ Nội vụ nắm được, thì đến nay chưa phát hiện cán bộ, công chức nào góp tiền xây dựng chùa. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 56, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thành lập theo tập quán, do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp chung thực hiện.

Thời gian qua, việc xây dựng các cơ sở tôn giáo cũng do nhân dân hoặc doanh nghiệp đóng góp. Để khắc phục những tình trạng nêu trên, tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo, Bộ trưởng cho biết, Bộ Nội vụ sẽ triển khai một số biện pháp. Thứ nhất, tiếp tục đề xuất Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có Nghị định xử phạt hành chính các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo.

Không để xảy ra các hiện tượng lợi dụng tôn giáo để làm lệch chuẩn đạo đức, phản văn hóa, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo cho người dân, các chức sắc tôn giáo, các nhà tu hành, đặc biệt là tín đồ tôn giáo.

Thương mại hóa tâm linh là vi phạm luật

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về vấn đề thương mại hóa công trình tâm linh, gây bức xúc dư luận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, việc thương mại hóa công trình tâm linh, lợi dụng công trình tâm linh để kinh doanh, thu lợi là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải lên án và xử lý theo quy định.

Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Bộ trưởng cho biết, quản lý về tôn giáo, chùa thuộc trách nhiệm của Bộ Nội vụ. Đối với khía cạnh quản lý văn hóa, Bộ trưởng khẳng định chưa nhận được thông tin quan chức góp để xây dựng chùa, Bộ trưởng đề nghị, các đại biểu Quốc hội có thông tin gì thì cung cấp cho Quốc hội, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước để xử lý theo quy định pháp luật.

Chưa đồng tình với trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa- Đoàn ĐB tỉnh Đồng Tháp tranh luận: Dư luận hiện nay cho rằng, có hiện tượng kinh doanh chùa, đền. Trước diễn đàn công khai của Quốc hội, đang tường thuật trực tiếp chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, có hay không hiện tượng này để xóa tan băn khoăn này của người dân? Việc sử dụng tiền công đức được quy định phải bảo đảm công khai, minh bạch, nhưng khoản tiền này có thực sự được sử dụng công khai, minh bạch không? Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát hoạt động sử dụng khoản tiền này để bảo đảm thực sự được sử dụng công khai, minh bạch? Trả lời tranh luận này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện một lần nữa khẳng định, Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch hiện chưa nhận được báo cáo nào về hiện tượng kinh doanh chùa, đền.

H.P

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này