Làm thêm và suy nghĩ của người lao động

13:23 | 19/04/2019
(LĐTĐ) Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, dự kiến mở rộng khung thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về thời gian làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm thay vì 300 giờ/năm theo quy định hiện hành. Trước vấn đề này, nhiều công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, đối tượng chịu nhiều tác động nhất khi tăng giờ làm thêm đã có những chia sẻ, suy nghĩ về nội dung này.
lam them va suy nghi cua nguoi lao dong “Điểm danh” các đơn vị xâm phạm quyền lợi của người lao động
lam them va suy nghi cua nguoi lao dong Tái tạo sức lao động cho công nhân: Góc nhìn từ một công ty
lam them va suy nghi cua nguoi lao dong Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

Cần có giải pháp tăng thu nhập

Lý giải về quan điểm trên, nhiều công nhân lao động cho biết, do thu nhập còn thấp, không đủ để trang trải cho cuộc sống nên họ buộc phải làm thêm để cải thiện thu nhập. Có thêm đồng tiền để trang trải, chi tiêu nhưng đổi lại, sức khỏe của người lao động nhanh chóng bị hao mòn do không có điều kiện tái tạo.

lam them va suy nghi cua nguoi lao dong
Nhiều người lao động “cực chẳng đã” mới phải làm thêm giờ

Ngoài ra, vì làm thêm, vì áp lực kiếm tiền mà đời sống tinh thần của người lao động ngày càng nghèo nàn hay việc chăm sóc con cái và mối quan hệ trong gia đình cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới các cơ quan chức năng liên quan cũng như phía doanh nghiệp có giải pháp để nâng cao thu nhập cho người lao động như: Nâng lương tối thiểu, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc để nâng cao năng suất lao động, tăng chế độ đãi ngộ...

Gần 2 tháng nay, anh Nguyễn Văn Chính, công nhân đang làm việc tại một công ty chuyên sản xuất bao bì tại KCN Phú Nghĩa thường xuyên đi sớm về muộn, lúc nào anh cũng trong tình trạng bơ phờ, mệt mỏi và gầy đi trông thấy.Theo anh Chính, hiện tại, mức lương cơ bản của anh được hơn 4 triệu đồng/tháng, với số tiền này thì phải chắt bóp chi tiêu và ăn uống tằn tiện mới có thể duy trì được cuộc sống tối thiểu.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiến hành trên 2.550 lao động (hơn 62% lao động nữ), phần lớn người lao động không mong muốn làm thêm nhưng vì thu nhập thấp nên phải chấp nhận.

Đáng lưu ý là trung bình thu nhập từ tăng ca của người lao động chỉ là hơn 1.336.000 đồng/người/tháng (chiếm 22,4% tổng thu nhập).

Đợt này công ty có nhiều đơn hàng nên anh thường xuyên đăng ký làm tăng ca, nhờ đó cũng có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống nhưng đổi lại sức khỏe của anh đang hao mòn nhanh chóng.

“Làm thêm cũng tốt, nhất là đối với những lao động có thu nhập thấp như tôi, cuộc sống còn nhiều khó khăn thì làm thêm có lẽ là giải pháp duy nhất để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng đổi lại, sau những giờ làm thêm là cảm giác mệt mỏi, không thiết ăn uống và lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ.

Chính vì thế mà tôi cảm thấy sức khỏe mình đang ngày càng giảm sút, cân nặng cũng giảm. Nhiều lúc vì mệt mỏi nên năng suất lao động cũng không được cao. Tôi định sau khi hoàn thành đơn hàng sẽ xin nghỉ một vài ngày để tái tạo sức lao động chứ cứ “cày” suốt như thế này chẳng mấy chốc mà kiệt sức” – anh Chính tâm sự.

Nhiều người lao động cố gắng dành nhiều thời gian nhất có thể cho công việc với mong muốn có thêm thu nhập, vì thế mà, đời sống tinh thần ngày càng nghèo nàn. Có những người đã dành cả tuổi thanh xuân trong các nhà máy, phân xưởng, quay cuồng với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền, để rồi, khi đã ngoài tuổi “băm” mà vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai. Trường hợp của chị Vũ Thị Huyền (quê Lào Cai) là một ví dụ điển hình.

Muốn thoát ly cuộc sống chân lấm tay bùn, từ năm 20 tuổi, chị Huyền theo bạn bè xuống Hà Nội tìm việc với mong muốn sẽ kiếm được công việc ổn định, có thu nhập tốt để đảm bảo cho cuộc sống và có tiền dư dả để gửi về phụ giúp gia đình.

Mong có thời gian rỗi

Nhiều người lao động chia sẻ họ chấp nhận làm thêm giờ là do thu nhập còn thấp, không đủ để trang trải cho cuộc sống. Tuy nhiên, có thêm đồng tiền để trang trải, chi tiêu nhưng đổi lại, sức khỏe của người lao động nhanh chóng bị hao mòn do không có điều kiện tái tạo.

Ngoài ra, vì làm thêm, vì áp lực kiếm tiền mà đời sống tinh thần của người lao động ngày càng nghèo nàn hay việc chăm sóc con cái và mối quan hệ trong gia đình cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới các cơ quan chức năng liên quan cũng như phía doanh nghiệp có giải pháp để nâng cao thu nhập cho người lao động như: Nâng lương tối thiểu, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc để nâng cao năng suất lao động, tăng chế độ đãi ngộ...

Những năm đầu xuống Thủ đô, chị Huyền làm nhân viên chạy bàn cho các nhà hàng, hằng ngày, chị đều bắt đầu công việc từ mờ sáng đến 10 giờ đêm nhưng lương thấp, công việc không ổn định, không được đóng bảo hiểm xã hội, nên khi biết được thông tin tuyển dụng tại một công ty ở KCN Sài Đồng, chị đã nộp đơn xin việc và được nhận vào làm việc ngay.

Chị Huyền chia sẻ, đến nay, mặc dù đã hơn 10 năm làm việc ở Thủ đô, nhưng tính ra khoảng thời gian chị dành cho bản thân rất ít. Chị thường đăng ký làm tăng ca kể cả ngày nghỉ với mong muốn tăng thêm thu nhập và có chút dư dả để lo cho tương lai. Cuộc sống của chị Huyền dường như chỉ biết đến công ty và nhà trọ nên đời sống tinh thần ngày càng nghèo nàn. Đáng nói, do không có thời gian tiếp xúc, giao lưu và tìm hiểu bạn bè nên dù đã ngoài tuổi “băm”, mà chị vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai.

“Vì thu nhập thấp và cuộc sống còn nhiều khó khăn nên tôi mới phải căng mình làm thêm, nhưng suy cho cùng, cứ quần quật làm tăng ca rồi thêm giờ đến mức sức khỏe suy kiệt nhưng tiền dư dả lại chẳng có là bao mà chuyện tình cảm cũng chẳng đâu vào đâu. Mong rằng, các cơ quan chức năng liên quan và người sử dụng lao động có giải pháp để giúp người lao động chúng tôi nâng cao thu nhập, đảm bảo một cuộc sống ổn định để không phải căng mình làm thêm. Nhờ đó, chúng tôi có thời gian để tham gia các hoạt động ngoài xã hội, cải thiện đời sống tinh thần và tìm kiếm cơ hội với bạn khác giới để tiến tới hôn nhân” – chị Huyền bày tỏ.

Với nhiều người lao động, cũng chỉ vì làm thêm để tăng thu nhập mà việc chăm sóc con cái không đảm bảo và mối quan hệ trong gia đình cũng bị ảnh hưởng. Chị Vũ Thị Thảo, công nhân đang làm việc tại KCN Quang Minh chia sẻ, thời gian qua, vợ chồng tôi lao vào công việc, dành rất nhiều thời gian để tăng ca, làm thêm với mong muốn tích cóp được một khoản để xây nhà.

Nhưng suy cho cùng, kiếm thêm chẳng được bao nhiêu mà việc chăm sóc con cái chẳng đâu vào đâu. Gần như việc đưa đón con đi học và chăm con vợ chồng tôi đều phải nhờ bà ngoại. Có khi trái gió trở trời, con không may ốm đau nhưng vì đang trong giờ làm tăng ca nên chúng tôi không thể về. Chưa kể, vì đi làm thêm nhiều về mệt mỏi nên có những lúc vợ chồng đùn đẩy việc nhà cho nhau dẫn đến mâu thuẫn, cãi vã.

Chính vì thế, tôi đã quyết định chỉ xin làm việc giờ hành chính để có thời gian chăm sóc cho gia đình. Nhiều khi nghĩ, đồng tiền quý thật nhưng giữ được lửa ấm trong gia đình mới là điều quý giá nhất. Từ khi không làm tăng ca, có thời gian chăm lo cho gia đình, cuộc sống vợ chồng tôi trở nên vui vẻ, hòa thuận hơn và bà ngoại cũng không phải quá vất vả khi một mình trông nom hai cháu.

Mai Quý

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này