Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia: Phải giải quyết nút thắt

17:22 | 11/04/2019
(LĐTĐ) Bộ Y tế là cơ quan quản lý Nhà nước và hoạch chính định chính sách liên quan đến công tác khám, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Bởi thế, Bộ này được Chính phủ giao trách nhiệm tham mưu soạn thảo Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia là đương nhiên.  Tuy nhiên, kể từ khi dự án này được đưa ra tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV đến nay qua điểu chỉnh lần thứ 5 và dự kiến dự án sẽ được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 33 vào ngày mai (12/4) thì vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
du an luat phong chong tac hai cua ruou bia phai giai quyet nut that Sôi nổi Hội thi tuyên truyền về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá
du an luat phong chong tac hai cua ruou bia phai giai quyet nut that Tăng cường thực thi Luật phòng, chống tác hại thuốc lá trong các cấp công đoàn Thủ đô

Mỗi cơ quan một lý lẽ

Trước thềm Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH đã tổ chức tại Hà Nội Hội nghị “Khu vực phía Bắc lấy ý kiến đối với Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia” và tại diễn đàn quan trọng này xem ra còn một số điểm vẫn chưa được các bên ngã ngũ.

Theo đại diện cơ quan soạn thảo (Bộ Y tế), việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam hiện đang ở mức báo động, gây ra những tác hại về sức khỏe và nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác. Thiệt hại mang lại lớn hơn nhiều so với lợi ích do rượu, bia mang lại… nên việc ban hành các quy định liên quan đến han chế kinh doanh, sản xuất, tiêu thụ bia rượu là vấn đề quan trọng.

du an luat phong chong tac hai cua ruou bia phai giai quyet nut that
Quản lý bia rượu không chỉ nhằm bảo vệ sức khỏe, hạn chế các vấn đề xã hội mà còn góp phần tăng năng suất lao động (ảnh minh họa)

Ngược lại đại diện Bộ Công Thương thì cho rằng, giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng về lượng tiêu thụ rượu, bia được dự đoán ở mức 6%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2001-2015 và tương đương với mức 2 con số. Và sở dĩ có mức giảm này là do chính sách hạn chế tiêu thụ rượu, bia và chất kích thích của Chính phủ cùng mối lo ngại của người dân.

Trên thực tế, ngành sản xuất rượu, bia ở Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội như tạo việc làm trực tiếp cho hơn 200 lao động và hàng triệu lao động gián tiếp; hàng năm đóng góp từ 45-50 nghìn tỷ đồng cho ngân sách. Bởi vậy, dự thảo Luật phải xem xét lại một số nội dung.

Rượu thủ công bị chỉ đích danh

Bộ Công Thương thì cho rằng, giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng về lượng tiêu thụ rượu, bia được dự đoán ở mức 6%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2001-2015 và tương đương với mức 2 con số. Và sở dĩ có mức giảm này là do chính sách hạn chế tiêu thụ rượu, bia và chất kích thích của Chính phủ cùng mối lo ngại của người dân.

Trên thực tế, ngành sản xuất rượu, bia ở Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội như tạo việc làm trực tiếp cho hơn 200 lao động và hàng triệu lao động gián tiếp; hàng năm đóng góp từ 45-50 nghìn tỷ đồng cho ngân sách.

Tham gia tại Hội nghị một số chuyên gia cho rằng, nói đến tác hại của rượu bia là phải nói đến rượu thủ công, bia thủ công đang được bày bán tràn lan hiện nay.

Theo thống kê, Việt Nam nằm trong số 12 quốc gia còn cho phép người dân tự nấu rượu với khoảng 270 triệu lít rượu thủ công không đăng ký vẫn được bán trên thị trường.

Trong khi đó, các Nghị định của Chính phủ về kinh doanh rượu trước đây, từ Nghị định số 40/2008/NĐCP và Nghị định số 94/2012/NĐCP về sản xuất kinh doanh rượu đều không kiểm soát được rượu thủ công và hiện nay Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu cũng mới chỉ điều chỉnh đối với rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

Do vậy, việc kiểm soát sản lượng đối với sản phẩm này chưa được thực hiện, dẫn đến nguy cơ gây các tác hại không mong muốn.

Do đó, tại Hội nghị lần này, ngoài các vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của rượu, bia; làm thế nào để nâng cao trách nhiệm xã hội đối với việc sử dụng rượu, bia thì vấn đề giảm hại cho các doanh nghiệp sản xuất ở lĩnh vực này chưa được đề cập hài hòa trong Dự thảo.

Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng, bản thân Luật phải nêu lên tầm vĩ mô khái quát thay vì những quỹ định làm thay cho cấp địa phương. Ví dụ, Khoản 5, Điều 28 của Dự thảo Luật quy định: “Cơ sở bán rượu, bia không bán rượu, bia phía ngoài cổng cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học trong phạm vi 100m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó…”. Quy định này không đúng bản chất của luật…

Nâng tầm chuyên môn để giải quyết nút thắt

Điều không phải bàn cãi Việt Nam là một trong những quốc gia nhậu nhiều, uống nhiều bia, rượu vào loại top đầu thế giới. Không chỉ ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang diễn ra “thảm cảnh” sáng nhậu, trưa nhậu, tối nhậu mà nhậu đã len lỏi đến mọi đô thị, miền quê dẫn đến những hệ lụy rất lớn về mặt xã hội (đánh nhau, tai nạn giao thông) mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai giống nòi.

Có cầu ắt có cung, chỉ làm một phép Test giản đơn dựa trên tư duy lo-gich với một đô thị rộng lớn như Hà Nội, quán nhậu mọc lên nhan nhản mà ở đâu cũng thấy người ăn, người nhậu chỉ xét về khâu cung rượu, nếu làm theo phương pháp thủ công (bình thường) lấy đâu ra lượng rượu nhiều đến thế để phục vụ dân nhậu. Đấy là chưa kể, quán nào cũng thấy quảng cáo rượu ngâm…

Từ thực tế này, với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về y tế, Bộ Y tế phải lấy tất cả các mẫu rượu (rượu Tây, rượu nhà máy, rượu thủ công, rượu bầy bán ở quán), bia (bia chai, bia hơi) phân tích rất cụ thể về hàm lượng các thành phần chứa trong các loại rượu, bia ra sao. Sau đó, công bố loại rượu nào an toàn, bia nào an toàn để “quy chuẩn”. Tiếp đó, liên quan đến sức khỏe, Bộ đưa ra các thông số sử dụng bia, rượu thế nào là hợp lý.

Dựa trên những thông số này, Bộ Y tế cơ quan chủ trì soạn thảo tập trung vào các nội dung chính như: Các thông số kỹ thuật và an toàn sức khỏe để được sản xuất bia, rượu (kể cả bia và rượu thủ công); Cơ quan, đơn vị nào được phép sản xuất, kinh doanh bia; Chính sách thuế để hạn chế bia, rượu ra sao; Quy định về lưu thông, kinh doanh bia rượu. Đặc biệt, phải giao trách nhiệm cho lãnh đạo địa phương có chế tài quản lý kinh doanh bia, rượu (không được phép kinh doanh tràn lan, bán tràn lan từ sớm đến tối như hiện nay). Nếu dự thảo xây dựng theo hướng này chắc chắn sẽ đi vào cuộc sống và không bị quá vào chi tiết không cần thiết để bị “phản pháo” như hiện tại.

H.Phạm- T.Huyền

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này