Nâng cao vai trò của Công đoàn trong giám sát, phản biện xã hội

16:38 | 03/02/2019
(LĐTĐ) Nâng cao vai trò chủ thể của tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội; kịp thời phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; phản ánh tâm tư nguyện vọng, các ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, CNVCLĐ, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đối tượng thuộc hệ thống Công đoàn quản lý.
nang cao vai tro cua cong doan trong giam sat phan bien xa hoi Tiếp tục phát huy vai trò của Công đoàn: Thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
nang cao vai tro cua cong doan trong giam sat phan bien xa hoi Phát huy vai trò công đoàn trong phòng cháy chữa cháy
nang cao vai tro cua cong doan trong giam sat phan bien xa hoi Tăng cường vai trò của Công đoàn trong đại diện, bảo vệ người lao động

Trên đây là mục đích đặt ra trong Kế hoạch số 01/KH-LĐLĐ của LĐLĐ Thành phố do Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng ký ban hành về thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong các cấp công đoàn Thành phố năm 2019.

Kế hoạch nêu rõ, thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Hướng dẫn số 726/HD-TLĐ, ngày 02/6/2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị, LĐLĐ thành phố xây dựng kế hoạch giám sát đối với các cấp công đoàn Thủ đô năm 2019 nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ theo quy định của pháp luật về thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội nhằm xây dựng và thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ và tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Đồng thời, Kế hoạch nhằm nâng cao vai trò chủ thể của tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội; kịp thời phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; phản ánh tâm tư nguyện vọng, các ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, CNVCLĐ, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đối tượng thuộc hệ thống Công đoàn quản lý.

nang cao vai tro cua cong doan trong giam sat phan bien xa hoi
Lãnh đạo Thành phố tiếp xúc, lắng nghe ý kiến CNLĐ. Ảnh minh họa.

Theo đó, trong năm 2019, tổ chức Công đoàn Thủ đô sẽ thực hiện giám sát ở 6 nội dung gồm: Phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc làm, bảo đảm việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, đào tạo lại nâng cao trình độ cho người lao động; các dự án nhà ở, hạ tầng xã hội và thiết chế văn hóa cho người lao động làm việc tại các Khu Công nghiệp và chế xuất thành phố Hà Nội; Thực hiện quy hoạch, kế hoạch và sử dụng quỹ đất đai để thực hiện dự án xây nhà ở xã hội cho CNLĐ có thu nhập thấp; Tiền lương, thu nhập; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; Bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động; chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động; Thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Công đoàn, Luật Việc làm và các luật khác có liên quan đến người lao động;Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ; tổ chức hoạt động Ban thanh tra nhân dân và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức, viên chức và người lao động; Thực hiện các chính sách khác có liên quan đến người lao động, như chính sách đối với người lao động khi sắp xếp, cổ phần hóa, giải thể, phá sản doanh nghiệp v.v….

Về phương pháp giám sát, các cấp công đoàn sẽ giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, trực tiếp làm việc, nghe báo cáo của các doanh nghiệp đồng thời phối hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội và một số cơ quan liên quan tổ chức đoàn đi giám sát, thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại một số doanh nghiệp. Cụ thể, LĐLĐ Thành phố sẽ trực tiếp giám sát tại 05 UBND quận, huyện và 25 cơ quan, doanh nghiệp đồng thời phối hợp với các sở ngành của Thành phố giám sát tại 260 doanh nghiệp.

Đối với hoạt động phản biện xã hội: tổ chức Công đoàn Thủ đô phản biện Dự thảo Bộ luật lao động 2012 sửa đổi bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ. (Năm 2019, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Bộ luật lao động 2012); Tham gia phản biện các dự thảo quy định pháp luật có liên quan đến quyền, lợi của người lao động như: Thiết chế văn hóa, nhà ở cho Công nhân, Nhà trẻ. Phản biện các chương trình kế hoạch của Thành phố có liên quan đến CNVCLĐ và tổ chức CĐvà phản biện Các dự thảo Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Quy định của Nhà nước liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ, các dự thảo Luật (sửa đổi, bổ sung) khi có yêu cầu.

Hoạt dộng phản biện của công đoàn sẽ được thực hiện thông qua việc tổ chức Hội nghị Cán bộ Công đoàn chủ chốt các cấp thảo luận, góp ý các dự thảo luật, các văn bản cần phản biện cũng như tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong đoàn viên, CNVCLĐ đối với những vấn đề nội dung cần trao đổi, đóng góp hoặc tiến hành đối thoại trực tiếp với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo liên quan đến Công đoàn và người lao động. Dự kiến, LĐLĐ Thành phố sẽ mở 05 cuộc lấy ý kiến phản biện.

Đối với việc thực hiện quyết định 218-QĐ/TW về việc tham gia góp ý xây dựng Đảng xây dựng Chính quyền, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại giữa đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố với công nhân lao động, doanh nghiệp và công đoàn, dự kiến trong tháng 5/2019; Góp ý xây dựng các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Thành ủy và các cấp ủy Đảng; Góp ý việc thực hiện các quy định của Đảng, của pháp luật đối với lãnh đạo.

LĐLĐ Thành phố đề nghị các Công đoàn cấp trên cơ sở có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, các ngành ở địa phương liên quan thực hiện đúng yêu cầu, nội dung giám sát và phản biện xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy định, đồng thời chỉ đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc tham gia thực hiện tốt hoạt động giám sát và phản biện xã hội; gửi văn bản triển khai và định kỳ 6 tháng, năm có tổng hợp báo cáo về LĐLĐ Thành phố Hà Nội (qua Ban Chính sách pháp luật) để theo dõi, nắm tình hình chung./.

Phạm Diệp

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này