Tất cả đều do ý thức mà ra

16:22 | 28/01/2019
(LĐTĐ) Cùng với Tết cổ truyền, phong tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng chạp là nét đẹp văn hóa ngàn đời nay của dân tộc ta. Tuy nhiên, do ý thức quá kém của một bộ phận không nhỏ người dân liên quan đến ngày cúng ông Công, ông Táo đã dẫn đến hệ lụy hủy hoại môi trường.  
tat ca deu do y thuc ma ra Rác thải bủa vây chợ dân sinh
tat ca deu do y thuc ma ra Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi sinh
tat ca deu do y thuc ma ra Kiểm soát ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Quan trọng là ý thức người dân
tat ca deu do y thuc ma ra
Hồ Hoàng Cầu vốn đẹp là vậy (ảnh L.Hà)

Hồ Hoàng Cầu, một trong những hồ đẹp của quận Đống Đa những ngày này dường như đang phải “gồng” lên “gánh” đủ thứ của người dân thả bừa bãi liên quan đến ngày cúng ông Công, ông Táo. Trong ánh chiều hoàng hôn đẹp khôn tả của ngày 23 tháng chạp, cũng như bao người dân khác tôi cũng lặng lẽ ra hồ Hoàng Cầu thả cá chép. Với tôi, bất luận thế nào môi trường vẫn là số một. Bởi vậy, khi thả cá chép xong, tôi gói lại tuối ni- lông treo xe rồi tính tìm thùng rác để bỏ. Tôi nghĩ ai cũng sẽ làm như vậy.

Nhưng chao ôi, nhìn xuống mặt hồ, nhan nhản tuối ni-lon, chân hương do người dân vứt xuống. Lòng hỏi lòng, dẫu không “sành” mấy thứ liên quan đến tâm linh, nhưng khi đi mua đồ cúng bác bán lễ dặn: “Chân hương thì nên hóa, tro gói gọn hoặc bón cây nhà mình hoặc thả sông, hồ”… chứ chưa từng nghe đến việc chân hương ném cả xuống hồ!

Điều đáng nói, trong lúc thả cá nhìn sang hai bên, rõ ràng có sự hiện diện của những chị, chỉ nhìn thôi cũng đoán dân công chức, viên chức nghĩa là có học, dắt theo con đi hẳn hoi thế mà vẫn “vô tư” thả chân hương, cả tuối ni- lông xuống hồ. Máu nghề nghiệp tôi bảo: “Chị ơi, sao chân hương chị lại ném bừa bãi xuống hồ thế kia, ô nhiễm lắm. Nhất là chị mang theo cháu nhỏ kìa?! “Vâng anh, biết thế, nhưng phong tục mà”- chị trả lời.

tat ca deu do y thuc ma ra
Vây mà bị biến dạng do ý thức người dân trong những ngày 22-23/12 vì xả chân hương, tuối ni-lon (ảnh TP)

Nhìn hành động đó, câu là lời này lòng hỏi lòng tại sao người lớn hại hành xử thiếu văn hóa ngay trước mặt con trẻ như vậy. Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/Phần nào do giáo dục mà nên”! Khi người lớn khộng tự ý thức vì hành vi mình làm, nhất là lĩnh vực liên quan đến bảo vê môi sinh thì làm sao có thể dạy các con, làm gương cho các con trong việc cùng tham gia gìn giữ môi sinh, sống có tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng và nhân văn?

Tôn giáo, tín ngưỡng là nơi thể hiện đức tin. Việc cúng ông Công, ông Táo xét cho cùng cũng chỉ là tín ngưỡng dân gian, chứ không phải là sự mê tín. Song tiếc thay, thay vì nét đẹp truyền thống của tổ tiên, không ít người chúng ta đang sống hôm nay, lại biến đó thành những điều mê tín. Việc thả cả bát chân hương xuống hồ là ví dụ điển hình. Bởi thế, để môi trường không bị ô nhiễm, đặc biệt là hệ thống sông Hồ của Thủ đô vào những ngày cao điểm như cúng ông Công, ông Táo ngoài việc tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh phường (vào những ngày cao điểm), điều quan trọng lực lượng chức năng của địa phương phải túc trực tại những “điểm nóng” nơi mà người dân thả cá, thả chân hương… nếu phát hiện ai thả bừa bãi tiến hành xử phạt thật nặng theo quy định. Lập biên bản, phạt xong thậm chí phát bản tin trên hệ thống đài phường…. Biết là có thể ảnh hưởng đến cá nhân, song cách làm này mới có thể giải quyết tận gốc vấn nạn ý thức.

Lê Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này