Chủ động ứng dụng công nghệ

09:03 | 12/02/2019
(LĐTĐ) Ngày 01/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Để chuẩn bị cho Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững của Thủ đô Hà Nội, trong thời gian qua, đặc biệt năm 2018, ngành Văn hóa và Thể thao Thành phố  đã chủ động tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển văn hóa, thể thao của Thành phố một cách thiết thực.
chu dong ung dung cong nghe Nâng cao giá trị sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
chu dong ung dung cong nghe Quận đoàn Hai Bà Trưng tổ chức tọa đàm về cải cách hành chính
chu dong ung dung cong nghe Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để tăng hiệu quả sản xuất cây ăn quả

Điểm nhấn đầu tiên, năm 2018, nhiều ứng dụng công nghệ đã được Sở đưa vào sử dụng trong công tác quản lý cũng như nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật, hoạt động tuyên truyền của Thành phố...

chu dong ung dung cong nghe
Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Tô Văn Động

Theo đó, để phục vụ cho việc quản lý văn bản khoa học hơn, Sở đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản và xử lý công việc. 100% văn bản đi, đến (trừ văn bản mật) của Sở Văn hóa và Thể thao đều được tiếp nhận, phát hành trên phần mềm quản lý văn bản. Năm 2018, Sở đã hoàn thành thực hiện 42/76 thủ tục hành chính cấp độ 3; phấn đấu hết năm 2019, 100% thủ tục hành chính tại Sở đều được thực hiện mức độ 3.

Cùng đó, Sở cũng đã triển khai xây dựng, áp dụng cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực quản lý của ngành như cơ sở dữ liệu sách, báo, tạp chí và ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý thư viện tại Thư viện Hà Nội; cơ sở dữ liệu về di tích và di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội trên toàn Thành phố.

chu dong ung dung cong nghe
Ảnh: TP

Ngành Văn hóa và Thể thao đang tiếp tục nghiên cứu thực hiện số hóa tài liệu, hiện vật tại Bảo tàng Hà Nội; số hóa các hạng mục và đưa công nghệ thực tế ảo tái hiện di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; xây dựng cơ sở dữ liệu về vận động viên, huấn luyện viên Thể thao Hà Nội...

Để nâng cao chất lượng các chương trình biểu diễn nghệ thuật và công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan trên địa bàn Thành phố, Sở đã và đang tích cực ứng dụng công nghệ âm thanh, ánh sáng... Các chương trình nghệ thuật ngày càng đạt chất lượng cao; công tác tuyên truyền, cổ động ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân.

Các chỉ tiêu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao đều hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu, kế hoạch 2018. Trong các lĩnh vực quản lý của ngành không có các vấn đề nóng, nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Năm 2018, Ngành đã tham mưu HĐND, UBND Thành phố ban hành một số văn bản Quy phạm pháp luật quan trọng: Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2050; Nghị quyết của HĐND Thành phố về Đặt tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2018...

Phục vụ đến tận các địa điểm, công trình nghệ thuật, Sở cũng triển khai thực hiện hệ thống bán vé điện tử tại Nhà hát Múa rối Thăng Long; hệ thống bán vé tự động, camera giám sát, lắp đặt wifi tại Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám...

Đối với ngành thể thao, Sở đã triển khai áp dụng khoa học công nghệ kiểm tra sinh hóa, phục hồi sức khỏe vận động viên thể thao thành tích cao… Trong năm 2019 và các năm tiếp theo, ngành Văn hóa và Thể thao xác định: Tăng cường ứng dụng công nghệ là một trong những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đưa sự nghiệp Văn hóa, Thể thao Thủ đô ngày càng phát triển.

Với sự chủ động, quyết liệt, đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành bám sát thực tế, chấp hành nghiêm túc, đầy đủ sự chỉ đạo, điều hành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố; sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, năm 2018, ngành Văn hóa và Thể thao đã được nhiều kết quả, trong đó có một số kết quả tiểu biểu, nổi bật.

Đặc biệt phải kể đến việc triển khai 2 Bộ Quy tắc ứng xử. Trong năm qua, công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều đổi mới. Sau gần 2 năm triển khai, thực hiện, 2 Bộ Quy tắc ứng xử đang dần phát huy tác dụng, được các cơ quan, đơn vị, quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố và đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, triển khai thực hiện.

Nghe thì đơn giản, song trong lúc Thành phố đang tích cực triển khai đề án Thành phố thông minh, thì ngành Văn hóa phải tiên phong tham mưu cho Thành ủy, UBND TP về việc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch. Đây chính là một trong những điều kiện cần và đủ để xây dựng người Hà Nội văn minh trong một đô thị thông minh.

Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thể thao được Sở chú trọng và tăng cường. Các chỉ tiêu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao đều hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu, kế hoạch 2018. Trong các lĩnh vực quản lý của ngành không có các vấn đề nóng, nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Năm 2018, Ngành đã tham mưu HĐND, UBND Thành phố ban hành một số văn bản Quy phạm pháp luật quan trọng: Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2050; Nghị quyết của HĐND Thành phố về Đặt tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2018... Đặc biệt, năm 2018 Hà Nội - Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 22 Giải đua xe Công thức 1 Thế giới, đưa Hà Nội có tên trên bản đồ các sự kiện thể thao quốc tế.

Thành ủy viên - Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Tô Văn Động

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này