Đào tạo mỗi thợ thủ công thành một hướng dẫn viên du lịch

17:04 | 15/12/2018
(LĐTĐ) Giữa các hoạt động du lịch và làng nghề luôn có sự gắn kết với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội theo hướng tích cực và bền vững. Tuy nhiên đến nay, các thợ thủ công, nghệ nhân làng nghề lại chưa có kỹ năng hướng dẫn du lịch, giới thiệu sản phẩm đặc thù của làng nghề, điều này làm hạn chế phần nào giá trị kinh tế của sản phẩm.  
dao tao moi tho thu cong thanh mot huong dan vien du lich Nghệ nhân và thợ giỏi cần được thụ hưởng các chính sách khuyến khích
dao tao moi tho thu cong thanh mot huong dan vien du lich Thêm việc làm mới nhờ vay vốn công đoàn
dao tao moi tho thu cong thanh mot huong dan vien du lich Thúc đẩy mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ

Theo chuyên gia Đặng Huy, Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển (Hiệp Hội làng nghề Việt Nam), cần huy động cư dân tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Theo đó cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ làm du lịch tại chỗ.

“Bản chất của du lịch làng nghề là vừa tham quan cảnh đẹp, di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh tại địa phương, du khách còn muốn khám phá các tri thức bản địa thông qua việc tham quan các cơ sở sản xuất, sản phẩm đặc trưng, tìm hiểu về công cụ sản xuất, phương thức sản xuất và các thực hành văn hóa, tín ngưỡng đối với nghề truyền thống địa phương như lễ rước tổ nghề, nghi thức chập lửa lò ở làng gốm…

dao tao moi tho thu cong thanh mot huong dan vien du lich
Cần đào tạo mỗi thợ thủ công thành một hướng dẫn viên du lịch. (ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Ngoài việc quan sát, nghe giới thiệu và hỏi han, du khách còn trực tiếp tham gia một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm. Cái mà du khách muốn mua qua du lịch làng nghề là những giá trị văn hóa, tri thức dân gian bản địa, công nghệ và tình cảm của nghệ nhân, chứ không phải mua cái vỏ bề ngoài của sản phẩm”, ông Đặng Huy phân tích.

Theo chuyên gia Đặng Huy, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch để hình thành một đội ngũ làm du lịch tại chỗ theo hai hướng: Hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng cư dân tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Trong đó, vinh danh những nghệ nhân và khuyến khách những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn, tham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho khác du lịch.

Hiện nay cả nước có 256 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó nghề thủ công truyền thống có 26 di sản. Đó là sự vinh danh của đất nước đối với những vốn quý của nghề thủ công truyền thống. Làng nghề ẩn chứa trong đó bí quyết, kỹ thuật, kỹ năng của người nghệ nhân, người thợ thủ công.

Việc phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống mang lại hiệu quả tích cực, không chỉ làm phong phú thêm sản phẩm du lịch mà còn giúp các làng nghề có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh, bán được nhiều sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Bởi thế, cần thiết phải khuyến khích nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề tham gia đào tạo để mỗi nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề đều là một “Hướng dẫn viên du lịch”.

Bảo Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này