Khuyến khích nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề

15:37 | 14/12/2018
(LĐTĐ) Để hoạt động nghề, làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển một cách bền vững, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề phát triển, tại “Hội thảo Kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô”, Sở Công Thương đề xuất một số giải pháp thiết thực trong giai đoạn tiếp theo.  
khuyen khich nghe nhan tho gioi tham gia dao tao nghe Cần bổ sung một số nghề sát với thực tế
khuyen khich nghe nhan tho gioi tham gia dao tao nghe Phúc Thọ: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động hướng tới xây dựng nông thôn mới

Theo Sở Công Thương, cần nghiên cứu đánh giá lại các chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề hiện nay của Thành phố để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với NGhị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về Phát triển nghành nghề nông thôn, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tình hình thực tế hiện nay.

khuyen khich nghe nhan tho gioi tham gia dao tao nghe
Cần khuyến khích nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề (ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Tiếp đến là triển khai thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp -làng nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển các nhóm sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn và sản phẩm xuất khẩu. Đẩy mạnh phát triển các làng nghề có sản phẩm tiêu thụ lớn trên thị trường, tập trung vào những sản phẩm có giá trị cao;

Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả: Chương trình xét chọn công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội; Chương trình xét chọn công nhận danh hiệu làng nghề; Chương trình khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương. Có chính sách hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi, người có tâm huyết với nghề tham gia đào tạo nghề.

Để tạo việc làm thường xuyên cho người lao động ngành thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề, Sở Công Thương cũng đưa ra giải pháp về thị trường tiêu thụ, theo đó phát triển đồng bộ các thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề như thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu tại chỗ và thị trường ngoài nước, trong đó cần tập trung vào các thị trường chưa được khai thác.

Cùng với đó, nâng cao vao trò của các tổ chức, hiệp hội ngành hàng, chính quyền cấp xã, thôn và các doanh nghiệp trong việc quảng bá giới thiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề tới khách hàng trong và ngoài nước.

Bảo Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này