Cảnh giác với tội phạm trong lĩnh vực viễn thông

17:52 | 12/12/2018
(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình trạng trộm cắp cước viễn thông quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp  gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân cũng các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này.  
canh giac voi toi pham trong linh vuc vien thong Cảnh giác với tội phạm thương mại điện tử
canh giac voi toi pham trong linh vuc vien thong Không để tội phạm cướp giật lộng hành
canh giac voi toi pham trong linh vuc vien thong Kỳ 2: Cảnh báo những thủ đoạn tinh vi

Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao, các đối tượng thiết lập hệ thống đường truyền viễn thông từ nước ngoài về Việt Nam, được chuyển cuộc gọi quốc tế thành cuộc gọi nội hạt trên phần mềm Internet (VoIP) để kiếm hưởng số tiền cước tranh gạch hoặc bán lưu lượng đường truyền viễn thông cho các đối tượng khác.

Tình hình phát tán thư rác, tin nhắn rác có nội dung quảng cáo, lừa đảo, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy đánh bạc vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp gây bức xúc cho người sử dụng thuê bao di động.

Năm 2017, sim trả trước kích hoạt sai quy định mặc dù đã được thu hồi hơn 24 triệu sim nhưng số lượng sim kích hoạt sẵn vẫn còn nhiều trên thị trường sim rác còn chưa được đăng ký thay đổi thông tin theo quy định tại Nghị định 49/2017-NĐ/CP.

Tại nhiều địa phương tái diễn tình trạng một số đối tượng sử dụng dịch vụ gọi thoại trên phần mềm Internet (VoIP) giả danh các cơ quan pháp luật như Công an, Tòa án, Viện kiểm sát gọi điện cho người dân để đe dọa nhắc nợ cước viễn thông, sau đó yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của chúng để chiếm đoạt.

canh giac voi toi pham trong linh vuc vien thong
Một số đối tượng trong đường dây giả danh Công an, lừa đảo tống tiền qua điện thoại (Ảnh: CAND)

Điển hình, Ngày 30/4, Cục Cảnh sát hình sự đã khởi tố vụ án Bùi Quang Hải và đồng bọn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức giả danh Công an. Trong 8 đối tượng bị khởi tố, có 3 đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc).

Các đối tượng sử dụng thủ đoạn thông báo với các bị hại là họ đã tham gia vào các đường dây ma tuý, rửa tiền rồi thúc giục yêu cầu họ gửi tiền vào tài khoản của “cơ quan công an” để chứng minh sự trong sạch, nếu xác định số tiền đó không liên quan đến vụ án thì sẽ chuyển trả lại cho bị hại. Các đối tượng trên đã lừa đảo nhiều bị hại từ Bắc vào Nam với số tiền lên đến hơn 10 tỷ đồng.

Trước tình hình đó, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết, khi cần, cơ quan Công an sẽ mời lên làm việc bằng cách gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập thông qua cảnh sát khu vực chứ không bao giờ lấy lời khai của người có liên quan đến các vụ việc qua điện thoại. Do vậy, người dân không nên tin vào những ai gọi điện xưng là cán bộ công an làm việc qua điện thoại rồi yêu cầu chuyển tiền.

Đặc biệt, khi nghe điện thoại của người lạ, người dân cần đề nghị cho biết tên, nơi làm việc, giấy mời hoặc giấy triệu tập để trực tiếp liên hệ với cơ quan, đơn vị đó…

Người dân không cung cấp số điện thoại riêng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai và sử dụng vào mục đích gì.

Để phục vụ công tác điều tra vụ án, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng đề nghị những người đã bị lừa đảo với thủ đoạn tương tự đến trình báo tại cơ quan công an để phối hợp với cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, tiếp nhận giải quyết.

Mộc Thanh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này