Kiểm tra công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng

09:52 | 30/11/2018
(LĐTĐ) Ngày 29/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng đoàn Kiểm tra số 01 của Ban Chỉ đạo đã công bố Kế hoạch kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.  
thu hoi tai san de phat hien nhung thieu sot bat cap trong co che chinh sach Phòng chống tham nhũng không bao giờ chùn lại
thu hoi tai san de phat hien nhung thieu sot bat cap trong co che chinh sach Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng
thu hoi tai san de phat hien nhung thieu sot bat cap trong co che chinh sach Nên thành lập Ủy ban đặc biệt về thu hồi tài sản từ tham nhũng?

Đợt kiểm tra này nhằm thực hiện Kế hoạch số 192-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về việc thành lập các Đoàn kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trong giai đoạn từ 1/1/2013 - 30/9/2018 và các bản án, quyết định của Tòa án trước ngày 1/1/2013 nhưng chưa được thi hành xong.

Phát biểu tại các Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, mục đích, ý nghĩa của đợt kiểm tra lần này của Ban Chỉ đạo là thông qua công tác kiểm tra để đánh giá đúng về tình hình, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tìm ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn công tác, từ đó có biện pháp thiết thực, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong thời gian tới.

thu hoi tai san de phat hien nhung thieu sot bat cap trong co che chinh sach
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Cũng thông qua công tác kiểm tra và thực tiễn công tác thu hồi tài sản để phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong cơ chế, chính sách về thu hồi tài sản, từ đó đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh thể chế, chính sách cho phù hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, bảo đảm thực thi công lý, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát cho Nhà nước và nhân dân.

Để đạt được mục đích, yêu cầu nêu trên, trong điều kiện thời gian kiểm tra không nhiều, đòi hỏi các đơn vị chức năng phải làm việc tập trung, nghiêm túc, trong đó việc chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu báo cáo được chuẩn bị kỹ, đầy đủ nội dung sẽ góp phần giúp công tác kiểm tra đạt kết quả tốt, đẩy nhanh thời gian kiểm tra và giúp cho công tác tổng hợp, xây dựng Báo cáo của Đoàn kiểm tra đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của Ban Chỉ đạo./.

H.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này