Xây dựng làng nghề truyền thống gắn với làng văn hóa

Kỳ 1: Cần thiết phải bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

17:30 | 29/11/2018
(LĐTĐ) Làng nghề truyền thống là nơi sản sinh và bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác qua các thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình đồng thời cũng là tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam, một số đã thành di sản. Vì vậy, việc xây dựng làng nghề truyền thống là hết sức cần thiết và cần gắn kết với xây dựng làng văn hóa để tạo nên một thể văn hóa đồng nhất.
ky 1 can thiet phai bao ton di san van hoa dan toc Di sản văn hóa Việt Nam: Kết tinh những tinh hoa truyền thống
ky 1 can thiet phai bao ton di san van hoa dan toc Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Tôn vinh di sản áo dài Việt
ky 1 can thiet phai bao ton di san van hoa dan toc Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật di sản Văn hóa

Ở nước ta, công việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được chú ý từ rất sớm. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố Sắc lệnh số 65/SL về việc bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. Cho đến nay, công việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng nghề vẫn đang là vấn đề cấp thiết của toàn xã hội.

Hành lang pháp lý bảo vệ di sản

Theo chuyên gia cao cấp Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn hiệp hội làng nghề Việt Nam, ở nước ta, công việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được chú ý từ rất sớm. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố Sắc lệnh số 65/SL về việc bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam và giao nhiệm vụ này cho Đông Phương Bác cổ học viện thực hiện, tức là chỉ hơn hai tháng sau khi đất nước ta giành được độc lập, khi nước ta đang gặp nhiều khó khăn, Bác Hồ đã có cái nhìn rất xa về việc cần thiết phải bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

ky 1 can thiet phai bao ton di san van hoa dan toc
Làng nghề là một nét đẹp văn hóa đặc trưng Thăng Long – Hà Nội (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Năm 2001, Quốc hội khóa X thông qua Luật Di sản văn hóa 2001; tiếp theo đó, năm 2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật di sản văn hóa; đến năm 2013, Văn phòng Quốc hội công bố Luật di sản văn hóa ban hành theo Văn bản số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 (coi như văn bản hợp nhất hai đạo luật đã ban hành). Ngày 24/2/2005, bằng Quyết định số 36-2005/Ttg, Thủ tướng chính phủ đã quyết định lấy 23/11 hằng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.

Những văn bản nói trên đã thể hiện nhận thức ngày càng cao và toàn diện của chúng ta về di sản văn hóa, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa từ nay về sau.

Di sản vật thể từ làng nghề truyền thống

Theo Luật di sản văn hóa 2013, Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Theo các chuyên gia văn hóa, Việt Nam được coi là một quốc gia có di sản văn hóa nhiều nhất trong các nước ASEAN. Đến đầu năm 2018, Việt Nam đã có 26 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, trong đó có 4 di sản thiên nhiên và hỗn hợp, 5 di sản văn hóa vật thể và 17 di sản văn hóa phi vật thể.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng: Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, làng nghề đã thực sự trở thành một nét đẹp văn hóa đặc trưng Thăng Long – Hà Nội. Làng nghề truyền thống không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương mà còn là nơi bảo tồn, phát huy những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống từ đời này sang đời khác qua bàn tay tài hoa, tâm huyết và trí tuệ của lớp lớp nghệ nhân, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Di sản văn hóa làng nghề Việt Nam là những di sản văn hóa thể hiện qua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã đạt mức độ tinh xảo, hoàn mỹ, độc đáo có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được sản sinh và lưu truyền trong các làng nghề truyền thống từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cùng với các sản phẩm, di sản văn hóa là nghe nước ta còn bao gồm các sinh hoạt văn hóa của làng nghề, thể hiện ở các lễ thờ tổ nghề, Lễ thờ thành hoàng làng, ca múa hát dân gian,...

Cho đến nay, trong các làng nghề truyền thống, đã có những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hằng ngày mà một số còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của vùng, miền và của cả dân tộc, trở thành di sản.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là số di sản thủ công mỹ nghệ truyền thống được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể còn quá ít; phần rất lớn đã được công nhận đều là di sản văn hóa phi vật thể. Đến nay, trong 26 di sản văn hóa nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, chỉ có 5 di sản văn hóa vật thể mà đều là những công trình kiến trúc, không có di sản thủ công mỹ nghệ

“Trong 248 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được Bộ văn hóa, thể thao và du lịch công nhận, trong đó cũng chỉ có 27 di sản nghề thủ công truyền thống. Như thế, phải chăng cũng có nghĩa là mới chỉ có phần nghề thủ công - tức là những công nghệ, thao tác, kỹ thuật chế tác… được công nhận, còn phần sản phẩm vật chất có hình thù cụ thể, với mẫu mã, kiểu dáng, hoa văn, họa tiết tinh xảo có giá trị thì chưa được công nhận”, chuyên gia cao cấp Trần Quốc Tuấn phân tích.

Bảo Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này