Xây dựng quy chế dân chủ: Phải có sự tham gia ý kiến của Công đoàn

16:55 | 22/11/2018
(LĐTĐ) Đây là một trong những nội dung của văn bản số 593/LĐLĐ bổ sung, sửa đổi Hướng dẫn số 208/HD-UBND-LĐLĐ ngày 7/11/2018 giữa UBND và LĐLĐ Thành phố về tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức (CBCC,VC)  Hội nghị người lao động (NLĐ) năm 2019 mà LĐLĐ Thành phố mới ban hành.
xay dung quy che dan chu phai co su tham gia y kien cua cong doan Công tác giáo dục tại Ba Vì tiếp tục phát triển ổn định
xay dung quy che dan chu phai co su tham gia y kien cua cong doan Công đoàn Tổng Công ty UDIC: Làm tốt vai trò trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
xay dung quy che dan chu phai co su tham gia y kien cua cong doan Vai trò của Công đoàn với việc làm thỏa đáng của người lao động

Văn bản nêu rõ: Thực hiện chương trình phối hợp công tác số 145/Ctr- UBND-LĐLĐ ngày 28//2016 giữa UBND và LĐLĐ thành phố Hà Nội, ngày 7/11/2018, UBND và LĐLĐ Thành phố đã ban hành Hướng dẫn số 208/HD-UBND-LĐLĐ ngày 7/11/2018 giữa UBND và LĐLĐ Thành phố về tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và hội nghị người lao động năm 2019.

xay dung quy che dan chu phai co su tham gia y kien cua cong doan
Hội nghị NLĐ Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam

Tuy nhiên, ngày 7/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 149/2018/NĐ - CP (thay thế Nghị định số 60/2013/NĐ-CP) về việc quy định chi tiết thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, cá nhân có thuê mướn sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, văn bản có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Vì vậy, UBND- LĐLĐ Thành phố sửa đổi Mục (II) hướng dẫn tổ chức Hội nghị CBCC,VC và Hội nghị NLĐ năm 2019 như sau:

Về đối tượng tổ chức Hội nghị là các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, có từ 10 lao động trở lên. Đối với việc tổ chức Hội nghị NLĐ, căn cứ Nghị định 149/2018/NĐ-CP, căn cứ vào số lượng người lao động và điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể, người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, trong đó việc tổ chức hội nghị Người lao động phải đảm bảo các quy định sau: Hội nghị NLĐ do người sử dụng lao động và tổ chức CĐCS phối hợp tổ chức thực hiện, và phải được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần.

Căn cứ vào số lượng người lao động và điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể, người sử dụng lao động thống nhất với CĐCS để quyết định thành phần dự hội nghị bao gồm toàn thể người lao động trong doanh nghiệp hoặc đại biểu.

UBND và LĐLĐ Thành phố chỉ đạo, nội dung hội nghị NLĐ gồm: Tình hình sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động; việc thực hiện hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; Điều kiện làm việc; yêu cầu của người lao động, CĐCS đối với người sử dụng lao động; yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động và CĐC...

Đặc biệt, việc xây dựng Quy chế dân chủ, đối thoại, tổ chức hội nghị người lao động tại cơ sở phải có sự tham gia ý kiến của CĐCS và được phổ biến công khai đến người lao động trước khi thực hiện.

N.T

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này