Buôn người, tội ác tột cùng: Cần sửa... những bất cập (Kỳ 4)

15:49 | 08/11/2018
(LĐTĐ) Tội phạm mua bán người đặc biệt nguy hiểm và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình nạn nhân, cho xã hội. Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng mua bán người vẫn diễn biến phức tạp một phần là do hạn chế, bất cập của văn bản hiện hành.
buon nguoi toi ac tot cung can sua nhung bat cap ky 4 Buôn người, tội ác tột cùng: Chung tay hỗ trợ nạn nhân (Kỳ 3)
buon nguoi toi ac tot cung can sua nhung bat cap ky 4 Buôn người, tội ác tột cùng: Những trận chiến cam go (Kỳ 2)
buon nguoi toi ac tot cung can sua nhung bat cap ky 4 Buôn người, tội ác tột cùng: Những cạm bẫy (Kỳ 1)

Một số hạn chế, vướng mắc

Pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người còn hạn chế, vướng mắc trong các quy định về tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực phòng, chống tội phạm mua bán người. Cụ thể: Luật Phòng, chống mua bán người gồm quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người; xác định cơ quan chủ trì, phối hợp trong phòng, chống tội phạm mua bán người và quy định về trách nhiệm của Chính phủ, của một số Bộ và địa phương trong phòng, chống tội phạm mua bán người.

Theo đó, Luật giao cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người. Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người và giữ vai trò chủ trì trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.

buon nguoi toi ac tot cung can sua nhung bat cap ky 4

Tuyên truyền phòng chống tội phạm buôn bán người là rất quan trọng. Ảnh: TTXVN

Bộ Quốc phòng chủ trì công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người ở địa bàn khu vực biên giới, hải đảo và trên biển. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì trong công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân, giúp họ hoà nhập cộng. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.

Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của một số bộ, ngành và địa phương trong phòng, chống tội phạm mua bán người, đặc biệt là các Bộ quản lý nhà nước đối với những lĩnh vực nhạy cảm, dễ có nguy cơ bị lợi dụng để mua bán người như: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông…

Việc có quá nhiều cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cùng thực hiện chức năng liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người, với nhiều chức năng quản lý khác nhau dẫn tới việc chồng chéo, thực hiện không hiệu quả. Một số cơ quan, tổ chức không thực hiện hết chức trách nhiệm vụ đã ảnh hướng đến công tác triển khai thực hiện việc phòng, chống tội phạm mua bán người. Mặt khác, thời gian qua, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thật chặt chẽ, không tạo được mối liên kết giữa các đơn vị, cơ chế phối hợp trao đổi thông tin còn hạn chế dẫn đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm không cao.

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 138/CP sau 2 năm thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn I (2016 – 2018), về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (năm 2015); ban hành nghị quyết thi hành, trong đó, sửa đổi, bổ sung cơ bản các điều luật liên quan đến tội phạm mua bán người.

Đồng thời trình Chủ tịch nước ký Lệnh công bố Luật, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018; ban hành Quyết định số 1359/QĐ-TTg (13/9/2017) về kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người nhất là tác động, rà soát để sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người; phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ quy trình cho, nhận con nuôi và kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Về phía Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Trẻ em và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật. Báo cáo Quốc hội khóa XIV thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trong đó có nội dung về công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Đồng thời Bộ cũng biên soạn tài liệu, tổ chức hội nghị, tập huấn, hội thảo quán triệt và bàn giải phát triển khai thực hiện.

Cũng trong giai đoạn này, Bộ Công an ban hành Quyết định phê duyệt đề án “Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách pháp luật về phòng, chống mua bán người”, Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 – 2020. Nghiên cứu xây dựng Thông tư quy định chi tiết thi hành các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân của họ. Bộ cũng biên soạn, cấp phát cho các bộ, ngành, địa hương sách liên quan đến chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình 30/CP.

Đồng thời chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương quán triệt, tổ chức tập huấn chuyên sâu Bộ luật Hình sự; biên tập hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy trong các trường Công an nhân dân, trong đó có nội dung liên quan đến tội phạm mua bán người. Phối hợp với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức đánh giá việc chấp hành Luật Phòng, chống tội phạm mua bán người, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án.

Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương ban hành Quyết định chỉ đạo Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật địa phương phối hợp với Sở Tư pháp, các tổ chức chính trị xã hội quán triệt, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành, nhất là chế độ, chính sách hình sự trong đấu tranh trấn áp tội phạm mua bán người. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tọng tâm trong dịp kỷ niệm “Ngày pháp luật nước CHXHCN Việt Nam” và hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”.

H.Duy

(Còn nữa)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này