Hà Nội chủ động trong phòng, chống buôn bán người

17:21 | 29/10/2018
(LĐTĐ) Thời gian qua, Hà Nội đã chủ động trong công tác phòng ngừa tội phạm mua bán người nên trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ án nào. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù nên Thủ đô vẫn là địa bàn trung chuyển của nhiều vụ mua bán người sang Trung Quốc và một số quốc gia khác.
ha noi chu dong trong phong chong buon ban nguoi Những thách thức trong phòng, chống buôn bán người
ha noi chu dong trong phong chong buon ban nguoi Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh tổng hợp
ha noi chu dong trong phong chong buon ban nguoi Kỳ 1: Tội phạm buôn người có chiều hướng gia tăng

Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố tình trạng di dân tự do, số người ở các tỉnh đến thành phố tìm việc làm ngày càng tăng; xuất hiện ngày càng nhiều những cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, nhạy cảm về an ninh trật tự.

Đi đôi với đó là sự thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán, đi lại giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN. Đây là các điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm hình sự nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng lợi dụng hoạt động phạm tội.

ha noi chu dong trong phong chong buon ban nguoi
Do điều kiện vị trí địa lý đặc thủ, giao thông thuận lợi, Hà Nội là địa bàn đường các đường dây buôn bán người lựa chọn là địa điểm trung chuyển.

Thời gian qua, mặc dù số vụ mua bán người được phát hiện trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây thấp nhưng do đặc điểm là đầu mối của nhiều tuyến giao thông đi các tỉnh nên Thủ đô Hà Nội vẫn là địa bàn trung chuyển của nhiều vụ mua bán người sang Trung Quốc và một số quốc gia khác, dự báo trong thời gian tới tình hình tội phạm mua bán người vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp.

Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn Thành phố Hà Nội không xuất hiện các phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm mua bán người. Thông qua các vụ án mà Công an Thành phố điều tra, khám phá có thể thấy chủ yếu các đối tượng lợi dụng sự kém hiểu biết của người bị hại ở những vùng nông thôn, những người không có việc làm, có hoàn cảnh khó khăn… để làm quen với nạn nhân rồi dùng những lời nói “đường mật” để lừa mua bán người.

Đa phần các đối tư­ợng mua bán người thường có mối quan hệ với số đối tư­ợng là người Trung Quốc (hoặc người Việt Nam đã sang làm ăn, lấy chồng tại Trung Quốc). Nhiều trư­ờng hợp đối tượng trư­ớc đây là nạn nhân bị bán sang Trung Quốc nay quay trở lại Việt Nam dụ dỗ, lừa phụ nữ, trẻ em đ­ưa sang Trung Quốc bán, đặc biệt có vụ đối tượng quay lại lừa cả người thân, họ hàng bán sang Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các đối tượng đã lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội như Facebook, các ứng dụng chat trực tuyến như Zalo, Viber... hay dùng số điện thoại “sim rác”... để lừa gạt học sinh, sinh viên, những người cả tin với mục đích để bán các nạn nhân hoặc công khai rao bán phụ nữ trên mạng.

Theo đại diện phòng PC45, để ngăn ngừa tình trạng buôn bán người, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường công tác quản lý các công ty du lịch, công ty lữ hành, doanh nghiệp có chức năng tuyển dụng nhân lực đi xuất khẩu lao động; các đình chùa, các trung tâm bảo trợ xã hội có chức năng nuôi trẻ mồ côi... nhằm kịp thời phát hiện các hành vi lợi dụng hoạt động lừa đảo mua bán người.

Ngoài ra, Công an Thành phố cũng sẽ chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp, trao đổi thông tin về tội phạm mua bán người giữa các đơn vị, các địa phương nhất là các tỉnh biên giới như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai... để kịp thời nắm bắt tình hình phục vụ công tác phòng ngừa, điều tra, giải quyết các vụ án mua bán người.

Tuấn Dũng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này