Hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về

16:36 | 15/10/2018
(LĐTĐ) Hiện nay, khung pháp lý về phòng, chống mua, bán người đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì cơ chế, chính sách cũng như quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người vẫn còn bất cập, hạn chế.  
hoan thien khung phap ly ho tro nan nhan bi mua ban tro ve Xét xử kín đối với những vụ mua bán người dưới 18 tuổi
hoan thien khung phap ly ho tro nan nhan bi mua ban tro ve Tăng cường trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán trở về
hoan thien khung phap ly ho tro nan nhan bi mua ban tro ve Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm buôn người
hoan thien khung phap ly ho tro nan nhan bi mua ban tro ve Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người

Trong những năm qua, 100% nạn nhân bị mua, bán trở về nhận được sự hỗ trợ bằng nhiều hình thức. Khoảng 50% số nạn nhân, tương đương với gần 4.000 người, được ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày, tiền thuốc 50.000 đồng/người cho nạn nhân bị mua, bán trở về trong khoảng thời gian họ tạm trú tại các cơ sở bảo trợ xã hội là quá thấp.

hoan thien khung phap ly ho tro nan nhan bi mua ban tro ve
Lực lượng chức năng Việt Nam và Trung Quốc thực hiện bàn giao nạn nhân mua bán người qua biên giới (Ảnh: Dantri.com)

Bên cạnh đó, kinh phí hỗ trợ học nghề, tìm việc làm cho nạn nhân cũng mới đáp ứng được một phần nhu cầu. Ở nước ta, mạng lưới cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua, bán đang rất thiếu nhưng pháp luật lại chưa cho phép tổ chức, cá nhân là người nước ngoài được trực tiếp thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Từ thực tế đó, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người.

Theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, từ ngày 1/1/2018, nạn nhân của hành vi mua, bán người gặp khó khăn về tài chính thuộc diện được hỗ trợ pháp lý. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần tổ chức rà soát tổng thể văn bản pháp lý liên quan, phát hiện điểm bất hợp lý thì đề xuất sửa đổi ngay.

Những ý kiến nêu trên cho thấy, ngoài giải pháp chủ động phòng, chống tại gia đình, cộng đồng, người dân cần được bảo vệ khỏi nạn mua, bán người bằng khung pháp lý hoàn thiện, được hỗ trợ bằng chế độ, chính sách phù hợp, khả thi.

T.Tr

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này